Năm 2015, Ban thông tin truyền thông TW Giáo hội phật giáo VN tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông phật giáo lần thứ nhất cho đội ngũ tăng ni phật tử làm công tác truyền thông phật giáo toàn quốc, tại Bảo Quang Tự- Chùa Ba Vàng, thành phố Uông Bí- Quảng Ninh. Bản thân người viết tham gia khóa học và duy trì công việc truyền thông phật giáo đến ngày nay, mạo muội tự gọi “người trong cuộc” tản mạn đôi dòng khi khóa tập huấn cuối tháng tư này sắp diễn ra ở Chùa Từ Đàm, Huế - thử nhìn lại một chặng đường qua các khóa tập huấn liên tục do ban TTTTTW tổ chức.
Chương trình tập huấn sáo cũ lập đi lập lại: Ở Chùa Ba Vàng, Thiền viện Quảng Đức- TP HCM, Chùa Thiên Châu – Long An, Chùa Phật Quang – Rạch Giá… các giảng viên được mời giảng và các chuyên đề được triển khai hầu như lặp đi lặp lại mang tính thủ tục: quan điểm của Đảng và nhà nước về phật giáo và truyền thông phật giáo, khủng hoảng truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông, cơ chế phát ngôn… Chẳng những chuyên đề sáo cũ, đội ngũ giảng viên cũng chừng ấy vị triển khai các bài giảng. yêu cầu lớn lao trang bị kiến thức kỹ năng cho đội ngũ tăng ni phật tử làm truyền thông phật giáo trong thời đại 4.0 đầy thử thách qua những khoảnh khắc tập huấn nhanh như chớp và sáo mòn có vẻ không được đáp ứng, chỉ đủ thủ tục cấp các giấy chứng nhận.
Đãi ngộ không công bằng và kém: làm truyền thông phật giáo có một đội ngũ có lương hẳn hòi như các phóng viên biên tập của báo Giác Ngộ chẳng hạn, hay không lương nhưng có điểm tựa cơ sở tự viện đối với quý tăng ni, cư sĩ phật tử làm truyền thông như làm công quả, ngay nhauanj bút ít ỏi mang tính tượng trưng cũng thất thường, các trang tỉnh thành hội phật giáo công quả là chính, đối với tờ báo lớn nhất giáo hội phật giáo về ấn bản và lịch sử, Giác Ngộ- chi trả nhuận bút tin online 20.000 VNĐ, bài online 50.000 VNĐ, với tin bài xuất bản bản in chừng 200.000 VNĐ/bài. Và, mức nhuận bút ấy là đỉnh so với các trang của toàn giáo hội phật giáo. Tạp chí ngheien cứu phật học ở phía Bắc trả mỗi bài sâu có đầu tư nghiên cứu chừng 200.000- 300000 VNĐ. Đành rằng phục vụ, nhưng rõ rang “cơ chế” tài chính kia vắt kiệt sức các nhân sự làm công quả truyền thông vì càng làm càng kiệt, có khi ngay xe đạp cơm chay cũng không có! Trong khi đó chi tiêu bất hợp lý rõ rệt gây bất bình, mỗi kỳ tập huấn cũng là làm truyền thông, có vị học viên được tài trợ vé máy bay khứ hồi, lưu trú khách sạn sang có sao, có người tay nách xách mang tự túc. Chính mỗi trường như thế khiến các cư sĩ phật tử hay cả tăng ni cũng cảm thấy không hanh thông trong suy nghĩ nếu đứng trên lập trường con nhà Phật.
Ngành truyền thông phật giáo qua bao năm vẫn chồng chéo chấp vá: Cơ chế luật pháp, cơ chế vận hành các ban TTTTPG địa phương và ngay ban TTTTTW cũng vẫn lòng vòng mang tính cục bộ địa phương hệ phái và không chính danh, bởi tác nghiệp báo chí- truyền thông luật pháp qui định chỉ dành cho nhà báo có thẻ, các tang ni phật tử ôm máy ảnh ghi âm tác nghiệp ra sao trong môi trường phật giáo mà chính danh đường hoàng hợp pháp? Vướng mắc này qua bao năm vẫn âm ỉ để yên đấy, chưa tháo gỡ. Một chứng chỉ, thẻ, giấy giới thiệu của Ban TTTTTW hay cơ chế nào khác thuộc Hội đồng trị sự vẫn không đúng luật, còn về phái cơ quan chức năng TTTT của nhà nước thì rõ ràng họ không có chỗ để du di do luật.
Tác giả bài viết viết cho Giác Ngộ, Phật học và đời sống, Đặc san hoa đàm, phatgiao.org.vn, Vườn hoa phật giáo, Phật học Vườn Tâm.. những tin bài vụng trước khóa học ở chùa Ba Vàng và cho đến nay, đã tập huấn ở thiền viện Quảng Đức, Phật Quang tự, chùa Thiên Châu.. loay hoay mãi vẫn không thấy sự thayd dổi nào đó của môi trường mình làm công quả: truyền thông phật giáo.
Hai ngày 29 và 30/4/2021 ở chùa Từ Đàm – Huế sẽ đủ để tháo gỡ các rút mắc ở trên chăng?
Nguyễn Thành Công