Cuộc thảo luận do Viện Triết học thuộc Học viện Khoa học Quốc gia Ukraine tổ chức đã quy tụ hơn 30 nhà triết học, học giả tôn giáo, lịch sử và chuyên gia Phật giáo đến từ hai quốc gia.
Zheng Dui, trưởng đoàn đại biểu giao lưu văn hóa Tây Tạng của Trung Quốc, phát biểu rằng, mục đích chính của hội nghị là chia sẻ những di sản văn hóa và lịch sử giàu có của Phật giáo với người dân Ukraine.
“Chúng tôi đã tổ chức một đoàn đại biểu giao lưu văn hóa bao gồm các đại biểu thuộc chính quyền các cấp, các nhà khoa học và một người được công nhận là Phật sống, để giúp những người Ukraine hiểu hơn về các khía cạnh đặc biệt của Phật giáo Tây Tạng”, ông Zheng phát biểu với Xinhua.
Trong khi đó, Anatoly Kolodny, chủ tịch Hiệp hội Các nhà khoa học tôn giáo Ukraine, đã phát biểu rằng, Phật giáo đang có được sự phổ biến của mình ở Ukraine vì thứ triết học này có thể giúp đỡ con người xây dựng một xã hội hòa hợp.
“Trong các thực hành Phật giáo, người Ukraine có cơ hội để học cách làm thế nào để trở nên bao dung với người khác, với những quan điểm khác, với một phong cách sống khác”, ông Kolodny phát biểu với Xinhua.
“Có sự ganh đua trong các tôn giáo khác nhau ở Ukraine nhưng điều này không tồn tại trong Phật giáo. Các đại diện thuộc các tôn giáo khác nhau phải học hỏi Phật giáo để làm sao duy trì được thái độ thân thiện đối với mọi người”, ông Kolodny nói thêm.
Phật giáo được truyền vào Ukraine vào cuối những năm 1980 khi nhà sư Phật giáo đầu tiên đến thăm thành phố Donetsk ở phía đông Ukraine.
Năm 1991, ba cộng đồng Phật giáo được đăng kí ở Donetsk, Kharkov và Lugansk của Ukraine.
Hiện nay, có tổng cộng 58 cộng đồng Phật giáo đã đăng kí chính thức ở Ukraine nhưng các nhà khoa học tôn giáo nước này đánh giá con số thực tế là hơn 100 cộng đồng.
Tổng số Phật tử ở các quốc gia Đông Âu vào khoảng 5.000 người.
Bình Luận Bài Viết