Trong văn hoá VN, đời sống ở làng xã từ xa xưa đã hình thành, duy trì, nâng niu những tình cảm đẹp trong xử thế, sinh hoạt cộng đồng, có trong tâm hồn mỗi cá nhân theo suốt đời người, truyền trao cho hậu lai qua giáo dục gia đình.
Vốn văn hoá tình cảm ấy đa dạng, phong phú, thành nếp, được coi trọng, bảo vệ, những ai hành xử khác đi, ngược lại hay phủ định sẽ bị phê phán, đánh giá...
Đại khái, những tình cảm ấy bảo gồm những gì?
_ Coi trọng gia đình, tình anh chị em huyết thống, tương trợ, chia sẻ bổn phận trách nhiệm khi hữu sự, với cha mẹ ông bà...
_ Coi trọng gia tộc, bà con ruột thịt, thể hiện đậm đà khi có lễ lạc, tụ họp luận bàn việc trong họ, tương trợ giúp đỡ khi hữu sự.
_ Trọng tình thôn ấp làng xã gắn bó, bàn cận kế cận láng giềng tối lửa tắt đèn...
_ Trọng tình đồng học, đồng niên, đồng nghiệp đồng ngũ..
..........
Thực mênh mông và sự biểu hiện cùng muôn màu sắc theo thời cuộc, hoàng cảnh, điều kiện. Khi chúng ta thấy rộn ràng họp lớp, họp bạn đồng ngũ đồng nghiệp... chính là một biểu hiện tình cảm trong lòng, thành tập quán.
Họp gia tộc họ tộc, hội đồng hương....
Kết ní cùng tuổi...
Những sợi dây tình cảm gắn kết sẻ chia ấm áp.
Khi ly hương, sống xã làng xã, sống ở hải ngoại, những sợi dây tình cảm kia càng quan trọng trong đời sống các cá nhân, gia đình, để giữ bản sắc và hài hoà tâm hồn.
Những tình cảm đẹp nâng lên thành tình yêu quê hương đất nước, dân tộc, thành nhân cách Việt, hằng hữu.
Đấy là VN.
Nguyễn Thành Công