Sơ lược về Phật giáo Tịnh Độ
Trong số nhiều trường phái khác nhau của Phật giáo Trung Quốc như Thiền (tiếng Trung: Chan, tiếng Nhật: Zen), Thiên Thai, Huayen và Fashiang, có ý kiến cho rằng Tịnh Độ tông có số lượng người theo lớn nhất. Sự phát triển của giáo lý Tịnh Độ diễn ra ở Trung Quốc nhưng Tịnh Độ tông cũng là trường phái chủ đạo của Phật giáo ở Hong Kong, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á khác.
Lý do chủ yếu của sự phổ biến này chính là đặc trưng “dễ tu tập” của Phật giáo Tịnh Độ: các tín đồ chỉ cần tụng niệm danh xưng linh thiêng của Phật A Di Đà, tức “Nam Mô A Di Đà Phật” (Na-Mo-A-Mi-Tuo-Fo), trong đời sống hằng ngày của mình. Dù hầu hết mọi Phật tử Trung Quốc đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật trong chùa, ở nhà hoặc ở bất cứ hoàn cảnh nào nhưng điều này không có nghĩa họ là những người cần thiết phải theo Phật giáo Tịnh Độ, nhưng điều này cũng thể hiện việc thực hành Tịnh Độ tông đã thâm nhập vào ý thức Trung Hoa sâu sắc đến mức nào.
Na-Mo-A-Mi-Tuo-Fo là tên của Phật A Di Đà. Trong Phật giáo Tịnh Độ, tận tình tụng niệm tên Phật A Di Đà được cho là con đường nhanh nhất đối với tăng ni và tín đồ bình thường để đạt được vãng sinh trong cảnh giới hạnh phúc được gọi là “Tịnh Độ” – nơi ở của Phật A Di Đà.
Các tín đồ Tịnh Độ vui vẻ và chân thành giao phó bản thân mình cho sự giải thoát của Phật A Di Đà, vì “đức tin bởi sự tận hiến” là bước cần thiết đầu tiên để đạt được tái sinh nơi vùng đất hạnh phúc của Đức Phật A Di Đà. Mọi cư dân của Tịnh Độ đều là người sống nhờ vào Phật A Di Đà và cũng được thừa hưởng trí tuệ và sức mạnh gần tương tự với Phật A Di Đà. Họ cũng được đảm bảo đạt được giác ngộ và ngộ đạo. Thoạt nhìn, giáo lý này có vẻ giống với ý niệm cứu rỗi thông qua Jesus Christ của Thiên Chúa giáo.
Phật giáo Tịnh Độ: Một trường phái độc lập hay liên kết với các trường phái khác?
Một ngôi chùa của bất kì trường phái Phật giáo nào (như Thiền tông chẳng hạn) có bao hàm tụng A Di Đà trong các nghi lễ hoặc thực hành hàng ngày đều được cho là truyền bá Phật giáo Tịnh Độ. Tương tự như vậy, một tu sĩ hay một người bình thường tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật vì bất cứ lý do gì cũng có thể nghĩ rằng anh ấy/cô ấy đang thực hành Phật giáo Tịnh Độ. Điều đó có thực sự đơn giản như vậy? Các giáo lý của Tịnh Độ tông có thể được thực hành trong sự liên kết với các trường phái khác của Phật giáo hay không?
Vì Tịnh Độ tông tự xác định nó như một trường phái của Phật giáo nên dẫn đến nó buộc phải có hệ thống giáo lý độc lập và hoàn thiện của mình. Nó cũng buộc phải có khả năng phân biệt bản thân mình với các hệ thống khác, kể cả Phật giáo lẫn không phải Phật giáo. Ví dụ, Cực Lạc không phải là cõi tịnh độ bình thường hoặc chỉ là một cảnh giới thiên đường như nhiều người vẫn nghĩ.
Điều đó nói lên rằng, cũng có những chồng lấn giữa Tịnh Độ tông với các trường phái Phật giáo khác. Trong bất cứ trường phái Đại thừa nào thì các Bồ tát cũng được yêu cầu để thực hiện giúp đỡ chúng sinh, trao Bồ đề tâm của mình cho chúng sinh của Thập đạo. Họ buộc phải chủ động theo đuổi sự thông tuệ trong những khoảng thời gian rất dài để nhận ra chân lý tối thượng. Hơn nữa, họ phải tích lũy công quả và đức hạnh. Bằng cách này họ có thể giúp đỡ chúng sinh của Thập đạo trước khi đạt đến giác ngộ viên mãn và đạt được ngộ đạo.
Tuy nhiên, các giáo lý của Tịnh Độ tông dường như lại đặt ra một hình thức khác. Theo giáo lý Bồ tát thì một người tu tập Tịnh Độ là một “người nhận” công quả chứ không phải là một “người tặng hiến” công quả. Anh ta/cô ta là người nhận công quả và đức hạnh vô hạn được ban bởi Phật A Di Đà cho tất cả những người thực hành trì tụng danh xưng linh thiêng của Ngài. Đây là lý do tại sao Tịnh Độ tông khảng định nó là một trường phái độc lập. Các trường phái khác sử dụng tên của Phật A Di Đà như một phương tiện để tạo lập công đức để tái sinh trong cõi Tịnh Độ. Trường phái Tịnh Độ dạy “đức tin bởi sự tận hiến” và nhận công quả và đức hạnh của Phật A Di Đà thông qua việc trì tụng tên của Ngài. Bằng cách này, các tín đồ Tịnh Độ tông được vãng sinh Cực Lạc một cách tự nhiên và dễ dàng.
Tịnh Độ tông và Phật giáo “truyền thống”: Hai nhánh Phật giáo
Một cách rõ ràng, Tịnh Độ tông trái ngược hẳn với các trường phái khác của Phật giáo Đại thừa – các trường phái tập trung toàn bộ vào thiền định như một công cụ để tĩnh tâm và thanh lọc tâm trí. Tuy nhiên, hai nhánh Phật giáo này – tức Phật giáo Tịnh Độ và Phật giáo “truyền thống” – không nhất thiết đối kháng nhau. Đứng cùng với nhau chúng làm sáng tỏ một cách đầy đủ sự nghiệp Bồ tát, một nhánh chú trọng và quyên hiến công đức, một nhánh tập trung vào những người nhận công đức.
Ở phương Tây, Phật giáo Tịnh Độ có chút trầm lặng nhưng được thực hành một cách chăm chỉ trong các cộng đồng người nhập cư Châu Á, hầu hết họ đều không biết tiếng Anh. Họ thường gặp nhau trong các ngôi chùa ở những thành phố lớn nhất của Châu Âu và Bắc Mỹ, và thường thoát khỏi sự chú ý của những Phật tử dòng chính ở Tây phương – những người có xu hướng cho rằng Tịnh Độ tông là trường phái Phật giáo “thiểu số” bị giới hạn trong một nhóm riêng biệt của người Châu Á. Tuy nhiên, nhiều học giả tôn giáo ngày càng nhấn mạnh rằng Tịnh Độ tông là một trong hai nhánh Phật giáo khác biệt nhưng quan trọng ở các quốc gia phương Tây.
Nhìn nhận rằng cả Phật giáo Tịnh độ và Ki-tô giáo đều nhấn mạnh đức tin bởi sự tận hiến sẽ có một tiềm năng to lớn để truyền bá Tịnh Độ tông ở phương Tây. Thật không may, vì sự thiếu hụt của các tài liệu có liên quan bằng tiếng Anh nên Phật giáo Tịnh Độ vẫn còn xa lạ với nhiều người phương Tây và ít phổ biến hơn so với Phật giáo Theravada, Kim Cang Thừa hoặc Thiền tông. Khi nhiều thông tin bằng tiếng Anh hơn được xuất bản và truyền phát thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, Phật giáo Tịnh Độ sẽ có khả năng trở nên phổ biến. Nó sẽ thu hút những người phương Tây đang “đói” tôn giáo. Tịnh Độ tông là một thứ tôn giáo có thể được tu tập bởi những người bình thường giữa cuộc sống bình thường, và con đường của Tịnh Độ tông đã được giảng dạy một cách đặc biệt vì lý do này.
Ngoài ra, Phật giáo Tịnh Độ cung cấp một lựa chọn cho những Phật tử khác thực hành nhân đức thiền định. Nếu họ đã chán nản trước viễn cảnh đã thực hành nhiều năm để đạt đến giác ngộ thì họ có thể nghĩ đến việc chuyển sang Phật giáo Tịnh Độ. Thông qua trì tụng A Di Đà, họ có thể đặt niềm tin của mình vào sự giải thoát của Đức Phật A Di Đà và được vãng sanh Cực Lạc.
Bình Luận Bài Viết