Cuộc bầu cử diễn ra sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, nay đã 80 tuổi, quyết định từ bỏ quyền lãnh đạo và trao lại cho hệ thống dân chủ.
Việc Đức Đạt Lai Lạt Ma phải nhập viện điều trị tại Mỹ trong năm nay, khiến nhiều người lo ngại cho tình trạng của ông và củng cố tầm quan trọng phải tiến hành bầu cử để duy trì sự sống còn của Tây Tạng.
“Sikyong” - người lãnh đạo được bầu, sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề chính trị và ngoại giao. Sikyong sẽ phải đấu tranh cho quyền tự do của người Tây Tạng, tăng cường quan hệ với Ấn Độ và ngăn cảnh tình trạng người biểu tình tự thiêu để chống lại sự kiểm soát của Trung Quốc trong khu vực Himalaya. Vừa có một nam sinh chết tại Ấn Độ sau khi tự thiêu để phản đối Trung Quốc vào tháng này.
Phật giáo Tây Tạng tin rằng linh hồn của Đạt Lai Lạt Ma sẽ được đầu thai vào một đứa trẻ sau khi ông qua đời. Lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng hiện là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso). Thông thường, người kế nhiệm sẽ là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15.
Người được giao trọng trách tìm ra Đạt Lai Lạt Ma mới là Ban Thiền Lạt Ma. Năm 1995, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại đã chỉ định Ban Thiền Lạt Ma. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi được chỉ định, Ban Thiền Lạt Ma đã bị Trung Quốc bắt cóc và thay thế bằng một Ban Thiền Lạt Ma khác.
Như vậy, Trung Quốc sẽ can thiệp vào việc chọn Đạt Lai Lạt Ma mới.
“Nếu Trung Quốc vẫn cố chọn ra Đạt Lai Lạt Ma mới, người Tây Tạng vẫn sẽ có lãnh đạo là người được bầu chọn,” giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharlah Nehru ở New Delhi, ông Mukherji cho biết.
Người Tây Tạng lưu vong coi Chính quyền Trung ương Tây Tạng là chính phủ hợp pháp của họ, tuy không quốc gia nào công nhận nó.
Về việc Tây Tạng bầu cử, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang cho biết: “Chúng tôi hi vọng không quốc gia nào, nhất là những quốc giao muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, tạo điều kiện hay nền tảng cho cái gọi là hoạt động độc lập Tây Tạng nhằm ly khai khỏi Trung Quốc.”