Vô Minh & Trí Tuệ
Ignorance (Aavidyaa) & Wisdom (Vidyaa)
*
Lê Huy Trứ
Happy New Year!
Jan. 1st , 2016
Trong Kinh Pháp Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ 7, Thần Hội lễ bái cầu xin sám hối. Lục Tỗ lại nói, “Ngươi nếu tâm mê chẳng thấy cần phải hỏi thiện tri thức để chỉ đường, ngươi nếu tâm ngộ tức tự thấy tánh, phải y pháp tu hành. Nay ngươi mê chẳng thấy tự tâm, lại đến hỏi ta thấy hay không thấy, ta thấy tự ta biết, chẳng dính dáng cái mê của ngươi, ngươi nếu tự thấy, cũng chẳng dính dáng cái mê của ta, sao chẳng tự thấy tự biết, mà lại hỏi ta thấy hay chẳng thấy!”
Lời Bàn:
Nếu người vô minh, ngu muội, còn vọng niệm chẳng kiến tự tâm, lại đến hỏi ta điên hay tỉnh? Ta tỉnh tự ta biết, chẳng dính dáng gì đến cái điên của người. Nếu người tự thấy mình tỉnh thì cũng chẳng nhằm nhò gì đến cái điên của ta.
Ta điên, ta biết ta điên,
Người điên, không biết là mình chí điên.
&
Biết được mình ngu,
Nhờ vậy thành bớt ngu.
Không biết mình ngu,
Đó mới là đại ngu.
(Lê Huy Trứ)
&
Yo bālo maññati bālyaṃ Người ngu nghĩ mình ngu
paṇḍito vāpi tena so Nhờ vậy thành có trí
bālo ca paṇḍitamānī Người ngu tưởng có trí
sa ve bālo′ti vuccati. Thật xứng gọi chí ngu.
Đại ý: Người ngu mà biết mình ngu - vì lẽ ấy - là người trí. Ngu mà cho rằng mình có trí tuệ thì quá thật là ngu dại (Pháp Cú 63.)
Phật nói, “Trí Tuệ của Như Lai như hằng hà lá rừng ở trên núi, nhưng những điều Như
Lại dạy chỉ như vài cọng lá này trong tay ta.” Nên hiểu trong Đạo Phật, trí tuệ khác với trí thức. Ngu muội khác với ngu dốt. Đơn giản hơn nữa, ngược lại của vô minh là không vô minh, anh minh(?) Vô ngã khác với diệt ngã. Ngã có thể vô chứ không thể diệt. Không nhị nguyên (non-dualism) là bất nhị chứ không phải nhất nguyên. Hiểu được những lý lẽ căn bản và ngôn ngữ của Phật Đà này mới mong gỏ được cữa Không của đạo.
Đa số những kẻ ngu muội tưởng cái đống rừng lá trên non kia chả ích lợi gì cho cái đầu óc vị lợi và ích kỷ của họ cả. Đa số những người này thiếu cái điều kiện tiên quyết (prerequisite) để ghi danh vào đại học Phật Giáo để học Pháp. Trái lại, vì tham dục tốc đạt giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau, tai qua nạn khỏi, mạnh khoẻ, thành công và hạnh phúc; đó mới thật sự lý do và mục đích mà họ theo đạo Phật.
Ngược lại, có nhiều kẻ “nữa tĩnh nữa điên, nữa ngu nữa dại” như Albert Einstein, các khoa học gia, bật hiền triết, thánh nhân, bật thiện tri thức, và các Tổ là những kẻ ‘ngu muội’ mới chạy theo cái đám lá trong rừng đó. Có phải họ là những kẻ dại dột, ngu si, điên khùng - bỏ cái “có”(hữu) theo cái “không”(hư) - trong đó có cả Đức Phật Thích Ca và Phật Hoàng Trần Nhân Tông, bỏ đi làm kẻ vô gia cư (homeless,) mong tìm đạo pháp để cứu độ chúng sinh, và quên mình để phục vụ nhân loại?
Vậy thì, trên thế gian ai khôn ai, ai dại, ai hiền ai ngu, ai điên, ai tĩnh đây? Có lúc, đấng cực hiền như cực ngu, kẻ cực ngu/gian như cực thật/khôn, quả thật là quá đúng.
Bodhisattva Vidyuddeva said, “Knowledge (vidyaa) and ignorance (aavidyaa) are dualistic. The natures of ignorance and knowledge are the same, for ignorance is undefined, incalculable, and beyond the sphere of thought. The realization of this is the entrance into non-duality.”
Tôi tạm phóng dịch:
Trí Tuệ (Vidyaa [Sanskrit] is wisdom in spiritual things, anh minh. It is not knowledge, không phải kiến thức hay trí thức) và Ngu Muội (Aavidyaa có nghĩa là si trong Phật Giáo, theo nghĩa tâm linh còn có nghĩa là một phần ba của vô minh [tham sân si!]) Cả hai là nhị nguyên, hai diện mục của một bổn tính. Tuy tương đồng bản lai nhưng bất đồng căn tánh! Cả hai đều khó định nghĩa chính xác, không dễ đo lường phân biệt được vì nó vượt ra ngoài cái toàn cầu của ý thức (conscious) lẫn kiến thức (knowledge.) Nhận biết như vậy là đã bướt vào Vô Tự Quan của Tâm Pháp Bất Nhị với cứu cánh của chư Phật, vi diệu đối với chúng sinh, thảy đều đặng Tri Kiến Phật, thảy đều Giải Thoát Môn, nhân sinh không kể kẻ nghèo người giàu, bất luận bậc trí tuệ, hoặc kẻ thiếu kiến thức, thông minh hay kém thông minh, miễn là Tín Tâm Bồ Đề liền tức khắc đại ngộ, sở đắc tri kiến Phật.
Bình Luận Bài Viết