Nhập thế thiền, xuất thế thiền!
Thiền hiện đại là thiền của nhân sinh trên thế giới, không phân biệt tôn giáo.
Khi động cũng thiền, khi tịnh cũng thiền, đi đứng, nằm ngồi, ăn uống, học hành, nghe nhạc, xem TV, online, làm việc, tập thể thao, di chuyển cũng thiền.
Thậm chí đang làm vệ sinh thường thức, đang ái dục cũng thiền.
Thay vì không có thì giờ để thiền thì phải không có thì giờ để không thiền.
Thay vì không có lúc nào là không lo ra thì phải không có lúc nào để lo lắng.
Múa súng giữa trận tiền giết giặt cứu quốc cũng thiền.
Nằm mơ cũng mớ ... tưởng thiền!
Thiền cho đến lúc mình không biết mình đang thiền.
Thiền mà cứ tưởng chưa thiền, chưa an tâm mà đã kiến tánh.
Tuy nhiên, như thói thường, đa số tự hứa trong lòng chờ khi tịnh tâm, lòng an ổn, không lo lắng bận rộn rồi sẽ tập thiền, tu hành, sám hối, làm phước. Cứ khất lần như vậy thì còn lâu mới thiền định được, nói gì đến chuyện mong an được tâm.
Tốt nhất là tập thiền trong lúc họa đang tới trùng trùng, tâm hồn lo sợ, lòng dạ đau khổ, và nếu mà thiền trong lúc tâm can tỳ phổi lộn xộn mà đạt được an tâm trong lúc đó đó là điều rất khó khăn, và kỳ khôi, có mấy ai làm nổi?
Cho nên thiền “thực tế trung thực” nhất là thiền trong lúc lo sợ, đau khổ, bệnh hoạn, trong ngoài, trên dưới lộn xộn nhưng phải làm sao mà “thiền động tâm ” làm cho tâm não lo sợ hơn, đau khổ hơn, bệnh hoạn hơn, trong ngoài, trên dưới lộn xộn nhiều hơn nữa vì đã lỡ bị khốn khổ rồi thì cho nó khốn nạn luôn ...
Có khác gì với ý của Bát Nhã Tâm Minh:
Cùng tất biến, biến tất thông, thông tất hữu, hữu tất không, không tất cùng, cùng tất biến...
Cùng tất thị biến, biến tất thị thông, thông tất thị hữu, hữu tất thị không, không tất thị cùng, cùng tất thị biến.
Chỉ khi thay đổi, giản nở, “như như hơi thở” của vũ trụ thì mới “hanh thông”, có vô lượng vật, có vũ trụ sắc tướng, và có vũ trụ không sắc tướng.
Thiền khi tâm tịnh thì thân động chứ không cần ngồi lâu như cục đất, và khi tâm động thì thân phải bình tĩnh trong lo lắng, sợ hãi để kiến tánh cái bản chất của khổ đau.
Ngay lúc đó hãy “nhậm vận thiền” để “quán sát” tất cả những trôi nổi của những nỗi quái ngại, và khổ nạn đó để thấy chúng nó cũng sẽ qua đi, vô thường như chúng ta thường kinh nghiệm trong cuộc đời.
Giai đoạn cuối quan trọng nhất là quán tự tại rồi thì quán tại ngoại để chứng kiến, quán ngộ, cái ngoại thân, đau khổ giai không đó.
Nếu làm được như rứa thì một ngày nào đó sẽ:
Không ngờ mắt nhìn trở nên thanh tịnh như Quan Âm bồ tát. Không ngờ bổng nhiên miệng cười mĩm chi như Bụt. Không ngờ tâm tánh tự nhiên từ bi như bồ tát. Không ngờ trí tuệ bổng chốc viên diệu như Đại Thế Chí (Tara) bồ tát. Không ngờ hào quang bất thần tỏa sáng chói từ trong ra. Không ngờ âm thanh trở nên ngân vang hùng hậu. Không ngờ bổn thân tự tỏa chân khí ấm áp, êm dịu, sưởi ấm chúng sinh chung quanh.
Không ngờ nhất là chúng sinh và vạn vật chung quanh bổng nhiên cùng đến với nhau, cũng cùng nhau hòa hợp (harmony), và từ “bất đồng căn tánh” (vô lượng thể tướng) trở nên “đồng nhất thể tánh” (singularity, nhất như) bất ngờ như trên vậy.
Đó là lúc lư hỏa thuần thanh, tinh khí thần hợp nhất, đã đạt được vô thiền, đốn lý ngộ không, đại công cáo thành mà chư tổ ngày xưa vì “bận rộn” tu luyện thiền định nên quên truyền lại.
Cách hành văn tối nghĩa ở trên, nữa Mỹ nữa Việt, không đúng quy tắc văn phạm, không thích hợp với tiêu chuẩn văn chương vì không có chủ đề (subject, không có cái tôi, vô ngã) nhưng thường được dùng trong văn chương triết học trên thế giới (?), và nhất là được tôi cố ý dùng trong những pháp luận về triết lý Phật Giáo để nhấn mạnh lý vô ngã, một triết lý quan trọng của Như Lai ý, bần tăng.
Vậy thì,
Ai đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Vô ngã có ngộ không không?
Bình Luận Bài Viết