Phần ba.
एतैश् चान्यैश् च संबहुलैर् महाश्रावकैः संबहुलैश् च बोधिसत्त्वैर् महासत्त्वैः|
Etaiś cānyaiś ca saṃbahulair mahāśrāvakaiḥ saṃbahulaiś ca bodhisattvair mahāsattvaiḥ|
Từ vựng :
Etaiś (एतैश्) là dụng cụ cách số nhiều trong bảng biến thân của eṣa (एष) ở dạng giống đực. Eṣa (एष) là chỉ thị đại danh từ và nó có những nghĩa được biết như: người này, cái này, điều này…
Chữ Ś (श्) đứng sau chữ Etai (एतै) là cách viết theo luật biến âm trong văn phạm của tiếng Phạn. Một chữ có âm kết thúc là –ḥ () và chữ kế của nó bắt đầu bằng chữ C (च्) hay Ch (छ्), thì –ḥ () biến thành Ś (श्).
Cānyaiś (चान्यैश्) là chữ viết theo nối âm giữa chữ: Ca (च) và anyaiś (अन्यैश्).
Ca (च) là giới từ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa được biết như: cả hai; cả cái này lẫn cái kia,và, cũng vậy, hơn nữa, như vậy, nhưng, thật ra, thật vậy, tuy nhiên, chắc rằng, đúng vậy…
Anyaiś (अन्यैश्) là dụng cụ cách số nhiều trong bảng biến thân của anya (अन्य) ở dạng giống đực. Anya (अन्य) là chỉ thị đại danh từ và nó có những nghĩa được biết như: người khác, cái khác, điều khác…
Chữ Ś (श्) đứng sau chữAnyai (अन्यै) là cách viết theo luật biến âm trong văn phạm của tiếng Phạn. Một chữ có âm kết thúc là –ḥ () và chữ kế của nó bắt đầu bằng chữ C (च्) hay Ch (छ्), thì –ḥ () biến thành Ś (श्).
Qua luật vận âm của chữ đứng trước có nguyên âm kết thúc là a (अ) và chữ kế có nguyên âm khởi đầu giống nhau cũng là a (अ) được biến thành ā (आ): a (अ) + a (अ) = ā (आ), do đó Ca (च) + anayaiḥ (अनयैः) = Cānyaiḥ (चान्यैः).
Saṃbahulair (संबहुलैर्) là chữ được ghép từ: Saṃ (सं) + bahulair (बहुलैर्).
Saṃ (सं) là tiếp đầu ngữ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: cùng nhau, lại với nhau, tiếp xúc với nhau, gắn với nhau, cùng một lúc, đồng thời, cũng như, liền, liên tục, không ngắt quãng, đúng, chính chắn...
Bahulair (बहुलैर्) là cách viết theo nối âm của chữ Bahulaiḥ (बहुलैः). Bahulaiḥ (बहुलैः) là dụng cụ cách số nhiều trong bảng biến thân của bahula (बहुल) ở dạng giống đực. Bahula (बहुल) có những nghĩa thông thường được biết như sau: đông đúc, nhiều người, thịnh vượng, phong phú…
Chữ R (र्) đứng sau chữ bahulai (बहुलै) là cách viết theo luật biến âm trong văn phạm của tiếng Phạn. Một chữ có âm kết thúc là –ḥ () và chữ kế của nó bắt đầu bằng một nguyên âm hoặc một phụ âm có phát âm (âm vang), thì ḥ () biến thành r (र्).
Bodhisattvair (बोधिसत्त्वैर्) là cách viết theo nối âm của chữ Bodhisattvaiḥ (बोधिसत्त्वैः). Bodhisattvaiḥ (बोधिसत्त्वैः) là dụng cụ cách số nhiều trong bảng biến thân của bodhisattva (बोधिसत्त्व) ở dạng giống đực. Bodhisattva (बोधिसत्त्व) có nghĩa là người có tấm lòng bao la, một bậc Thánh hoàn hảo, đầy lòng từ bi thương yêu chúng sinh, Giác hữu tình.
Mahāsattvaiḥ (महासत्त्वैः) là dụng cụ cách số nhiều trong bảng biến thân của Mahāsattva (महासत्त्व) ở dạng giống đực. Mahāsattva (महासत्त्व) có những nghĩa thông thường được biết như sau: đại nhân, đại chúng sinh, bậc thánh trí, bậc hiền giả, đại tâm, người có tâm rộng lượng cao cả…
तद्यथा मंजुश्रिया च कुमारभूतेनाजितेन च बोधिसत्त्वेन गंधहस्तिना च बोधिसत्त्वेन नित्योद्युक्तेन च बोधिसत्त्वेन अनिक्षिप्तधूरेण च बोधिसत्त्वेन |
Tadyathā maṃjuśriyā ca kumārabhūtenājitena ca bodhisattvena gaṃdhahastinā ca bodhisattvena nityodyuktena ca bodhisattvena anikṣiptadhūreṇa ca bodhisattvena|
Từ vựng :
Tadyathā (तद्यथा) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: như thế này, như sau, như là, đó là…
Maṃjuśriyā (मंजुश्रिया) là một kiểu viết theo nối âm của chữ Mañjuśrī (मञ्जुश्री). Mañjuśrī (मञ्जुश्री) là tên của Ngài Văn Thù Sư Lợi, ông là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo.
Kumārabhūta (कुमारभूत) là chữ ghép từ chữ: Kumāra (कुमार) và bhūta (भूत).
Kumāra (कुमार) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: con trai, người thanh niên trẻ, hoàng tử…
Bhūta (भूत) là quá khứ phân từ của bhū (भू) và nó có những nghĩa được biết như: trở thành, tồn tại, hiện hữu, cách tồn tại, trạng thái tinh thần, đặc tính, bản tính thiên nhiên, tinh chất, thực tế, sự thật, nhân loại…
Ajita (अजित) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: không thắng nổi, vô địch…
Kumārabhūtenājitena (कुमारभूतेनाजितेन) là chữ viết theo nối âm giữa chữ: Kumārabhūtena (कुमारभूतेन) và ajitena (अजितेन) qua quy luật vận âm của chữ đứng trước có nguyên âm kết thúc là a (अ) và chữ kế có nguyên âm khởi đầu giống nhau cũng là a (अ) được biến thành ā (आ), do đó: Kumārabhūtena (कुमारभूतेन) + ajitena (अजितेन) = Kumārabhūtenājitena (कुमारभूतेनाजितेन).
Kumārabhūtena (कुमारभूतेन) là dụng cụ cách số ít trong bảng biến thân của Kumārabhūta (महासत्त्व) ở dạng giống đực. Kumārabhūta (महासत्त्व) có nghĩa là người thanh niên trẻ hay vị hoàng tử có tính năng thấu hiểu được nền tảng của thế gian và các thể tính trong sinh hoạt của con người.
Ajitena (अजितेन) là dụng cụ cách số ít trong bảng biến thân của ajita (अजित) ở dạng giống đực.
Kumārabhūtenājitena (कुमारभूतेनाजितेन) có nghĩa là người trai chiến thắng tất cả, vị hoàng tử không bị chế ngự hay không bị khuất phục hoặc Pháp Vương Tử.
Mañjuśrī Kumārabhūta (मञ्जुश्री कुमारभूत) thường được dịch là Văn Thù Sư Lợi Pháp.
Mañjuśrī kumārabhūtenājitena (मञ्जुश्री कुमारभूतेनाजितेन) thường được dịch là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử.
Gaṃdhahastinā (गंधहस्तिना) là dụng cụ số ít trong bảng biến thân của Gandhahastin (गन्धहस्तिन्) ở dạng giống đực. Gandhahastin (गन्धहस्तिन्) là tên của một vị đại Thanh văn, một bậc đại La hán, một đại đệ tử của Phật. Gandhahastin (गन्धहस्तिन्) thường được phiên âm ra là Càn Đà Ha Đề. Trong kinh người ta thường được dịch là Hương Huệ Bồ tát.
Nityodyuktena (नित्योद्युक्तेन) là dụng cụ số ít trong bảng biến thân của Nityodyukta (नित्योद्युक्त) ở dạng giống đực. Nityodyukta (नित्योद्युक्त) là tên của một vị Bồ tát và trong kinh người ta thường được dịch là Thường Tinh Tấn Bồ tát.
Anikṣiptadhūreṇa (अनिक्षिप्तधूरेण) là dụng cụ số ít trong bảng biến thân của Anikṣiptadhūra (अनिक्षिप्तधूर) ở dạng giống đực. Anikṣiptadhūra (अनिक्षिप्तधूर) là tên của một vị Bồ tát và trong kinh người ta thường được dịch là dũng mãnh tinh tấn hay Bất hưu tức.
एतैश् चान्यैश् च संबहुलैर् बोधिसत्त्वैर् महासत्त्वैः | शक्रेण च देवानाम् इन्द्रेण ब्रह्मणा च सहांपतिना | एतैश् चान्यैश् च संबहुलैर् देव पुत्र नयुत शत सहस्रैः ||
Etaiś cānyaiś ca saṃbahulair bodhisattvair mahāsattvaiḥ| śakreṇa ca devānām indreṇa brahmaṇā ca sahāṃpatinā|
Từ vựng :
Śakreṇa (शक्रेण) là dụng cụ số ít trong bảng biến thân của Śakra (शक्र) ở dạng giống đực. Śakra (शक्र) có những nghĩa được biết như: quyền năng, sức mạnh…
Devānām (देवानाम्) là sỡ hữu cách số nhiều trong bảng biến thân của Deva (देव) ở dạng giống đực. Deva (देव) có những nghĩa được biết như: thần, chư thiên, vị cứu tinh…
Indreṇa (इन्द्रेण) là dụng cụ số ít trong bảng biến thân của Indra (इन्द्र) ở dạng giống đực. Indra (इन्द्र) là vị thần sấm sét và cũng là vị thần nổi tiếng nhất trong số những thần linh ở trong Rig Veda. Indra (इन्द्र) thường được dịch là Đế thích hay Đế Thiên.
Brahmaṇā (ब्रह्मणा) Brahman (ब्रह्मन्) là vị một trong ba vị thần tối thượng của Ấn Độ giáo. Brahma là vị thần sáng tạo ra vũ trụ.
Sahāṃpatinā (सहांपतिना) là dụng cụ số ít trong bảng biến thân của Sahāṃpati (सहांपति) ở dạng giống đực. Sahāṃpati (सहांपति) là chữ ghép từ chữ: Sahāṃ (सहां) + pati (पति).
Sahāṃ (सहां) là gián bổ cách số ít trong bảng biến thân của sahā (सहा) ở dạng giống cái. Sahā (सहा) có những nghĩa được biết như: sức mạnh, chiến thắng, chịu đựng, có khả năng đạt đến cái gì đó, trợ giúp…
Pati (पति) là thân từ giống đực và có những nghĩa được biết như: chồng, chủ, bậc thầy…
Sahāṃpatinā (सहांपतिना) trong kinh thường được dịch là Kham Nhẫn Giới Chủ.
एतैश् चान्यैश् च संबहुलैर् देव पुत्र नयुत शत सहस्रैः ||
Etaiś cānyaiś ca saṃbahulair deva putra nayuta śata sahasraiḥ ||
Deva (देव) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: thần, chư thiên, vị cứu tinh…
Putra (पुत्र) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: trẻ con, con trai…
Nayuta (नयुत) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: một con số lớn, một con số đông…
Śata (शत) là thân từ giống đực và nó có nghĩa được biết như: một trăm…
Sahasraiḥ (सहस्रैः) là dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của Sahasra (सहस्र) ở dạng trung tính. Sahasra (सहस्र) có nghĩa được biết như: một ngàn…
Gom ý Việt
एतैश् चान्यैश् च संबहुलैर् महाश्रावकैः संबहुलैश् च बोधिसत्त्वैर् महासत्त्वैः|
Etaiś cānyaiś ca saṃbahulair mahāśrāvakaiḥ saṃbahulaiś ca bodhisattvair mahāsattvaiḥ|
तद्यथा मंजुश्रिया च कुमारभूतेनाजितेन च बोधिसत्त्वेन गंधहस्तिना च बोधिसत्त्वेन नित्योद्युक्तेन च बोधिसत्त्वेन अनिक्षिप्तधूरेण च बोधिसत्त्वेन |
Tadyathā maṃjuśriyā ca kumārabhūtenājitena ca bodhisattvena gaṃdhahastinā ca bodhisattvena nityodyuktena ca bodhisattvena anikṣiptadhūreṇa ca bodhisattvena|
एतैश् चान्यैश् च संबहुलैर् बोधिसत्त्वैर् महासत्त्वैः | शक्रेण च देवानाम् इन्द्रेण ब्रह्मणा च सहांपतिना | एतैश् चान्यैश् च संबहुलैर् देव पुत्र नयुत शत सहस्रैः ||
Etaiś cānyaiś ca saṃbahulair bodhisattvair mahāsattvaiḥ| śakreṇa ca devānām indreṇa brahmaṇā ca sahāṃpatinā|
एतैश् चान्यैश् च संबहुलैर् देव पुत्र नयुत शत सहस्रैः ||
Etaiś cānyaiś ca saṃbahulair deva putra nayuta śata sahasraiḥ ||
Trong giữa những người này và những người kia cùng các bậc đại Thanh văn và hàng đại Bồ tát, gồm có Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, A Dật Đa Bồ tát (Vô Năng Thắng Bồ Tát), Hương Huệ Bồ tát, Thường tinh tấn Bồ tát, Bất hưu tức Bồ tát.
Trong giữa những hàng đại Bồ tát này và các bậc thánh trí kia. Thích Ca Đề Hoàn và Kham Nhẫn Giới Chủ cũng có mặt.
Trong giữa những hàng thiên tử này và đại chúng kia còn có vô lượng chư thiên đại chúng cùng đến dự.
Kính bút
Bình Luận Bài Viết