Kiến thức về Phật giáo được truyền tải thông qua ba kênh chính: các học giả phương Tây; công việc của các nhà triết học, nhà văn và nghệ sĩ; và sự xuất hiện của những người nhập cư châu Á, những người đã mang theo các hình thức khác nhau của Phật giáo sang châu Âu, Bắc Mỹ và Úc.
Quan điểm “đến và nhìn lại chính mình” của Phật giáo thu hút nhiều người phương Tây. Họ không đòi hỏi phải tin vào bất cứ điều gì, nhưng nên làm theo lời khuyên của đức Phật.
Với sự phát triển nhanh chóng của du lịch và thông tin liên lạc, người phương Tây đã có thể tìm hiểu thêm về Phật giáo hơn so với thời gian trước. Cách thức chú trọng vào thực hành của Phật giáo cũng đã thu hút nhiều người phương Tây.
Một nhóm người theo khóa thiền 10 ngày tại Trung tâm Thiền Insight Blue Mountains, Úc
Ảnh hưởng của Phật giáo về hòa bình và môi trường
Quan điểm của Phật giáo về hòa bình, chánh niệm và chăm lo tới tất cả các sinh vật sống đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhóm, tổ chức ở phương Tây. Phật giáo tin rằng tất cả mọi thực thể cần phải được chăm sóc: trái đất, thực vật, chim, côn trùng và động vật. Điều này gần gũi với cảm xúc của nhiều người trong những năm gần đây rằng loài người nên ngừng gây ô nhiễm không khí và phá hủy bề mặt của trái đất bởi việc cắt giảm diện tích rừng.
Phật giáo du nhập phương Tây
Mặc dù những lời dạy của đức Phật đã được biết đến ở khắp các nước châu Á trong hơn 2500 năm qua, nhưng trải qua hàng chục thế kỷ rất ít người ở châu Âu hay Mỹ có thể biết “Phật giáo”.
Hơn một thế kỷ trước người Pháp, Hà Lan, Anh và một số nước khác ở châu Âu đã bắt đầu đi du lịch đến vùng Viễn Đông. Nhiều người trong số họ đã trở lại với ý tưởng phương Đông, và vì vậy người châu Âu bắt đầu nghe về Phật giáo.
Gần đây hơn, tín đồ Phật giáo đã di chuyển đến phương Tây. Ví dụ như nhiều người Tây Tạng rời khỏi đất nước của họ sau năm 1959. Những cuộc chiến tranh ở Đông Dương trong những năm 50 và 60 của thế kỷ 20 khiến nhiều người dân chuyển đến định cư ở châu Âu, Úc và Mỹ. Phật tử từ các nước như Thái Lan đã thành lập doanh nghiệp tại các thành phố lớn của phương Tây. Tất cả họ đều đã đem theo niềm tin Phật giáo đến ngôi nhà mới của họ, và giúp thành lập các trung tâm Phật giáo.
Giới thiệu về Phật giáo đến châu Âu
Từ thế kỷ XVIII trở đi, một số kinh sách Phật giáo đã được đưa đến châu Âu bởi những người đã viếng thăm các thuộc địa ở phương Đông. Những văn bản này làm dấy lên sự quan tâm của một số học giả châu Âu, những người sau đó đã bắt đầu nghiên cứu Phật giáo.
Khoảng giữa thế kỷ XIX, một vài kinh sách Phật giáo đã được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu. Vì vậy giáo lý Phật giáo đã được các học giả châu Âu biết đến. Một vài người trong số họ bị ảnh hưởng bởi Phật giáo, đã giới thiệu tư tưởng Phật giáo vào chính tác phẩm của mình. Sau đó, nhiều bản dịch kinh điển Phật giáo đã được thực hiện trong những năm đầu của thế kỷ XX, một số lượng lớn các kinh điển Phật giáo đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp và Đức, bao gồm hầu như toàn bộ bộ sưu tập kinh điển Tiểu thừa cũng như một số kinh điển Đại thừa quan trọng.
Sự lớn mạnh của Phật giáo ở châu Âu
Trước thế kỷ XX, việc nghiên cứu Phật giáo bị hạn chế chủ yếu do các học giả và không có nhiều thực hành các giáo lý. Sau đó, mô hình này bắt đầu thay đổi. Một số người châu Âu cảm thấy rằng chỉ được đọc về Phật giáo là không đủ, do đó họ đi về phía Đông để có được kiến thức trực tiếp của việc thực hành giáo lý Phật giáo và để trải nghiệm cuộc sống trong tu viện.
Thêm vào đó, các tổ chức Phật giáo đã được thành lập tại các thành phố lớn của châu Âu. Một trong số này, Hội Phật giáo ở London, được thành lập vào năm 1924. Đây là một trong những tổ chức Phật giáo lâu đời nhất và lớn nhất ở châu Âu. Các tổ chức này đã giúp thúc đẩy sự quan tâm đến Phật giáo thông qua các buổi thiền, các bài giảng và lưu hành các tác phẩm văn học Phật giáo.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, những người châu Âu du hành đến phương Đông để nghiên cứu Phật giáo, đã trở lại. Một số đi tu và họ truyền cảm hứng, củng cố nền tảng Phật giáo ở châu Âu. Họ đã nhanh chóng tham gia cùng các nhà sư Phật giáo từ Sri Lanka và các quốc gia Phật giáo khác ở châu Á. Trong những năm gần đây, đã có một sự phát triển đáng quan tâm của Phật giáo ở châu Âu. Số tín đồ Phật giáo hiện đã tăng lên và nhiều trung tâm Phật giáo mới được thành lập bao gồm một số lượng lớn các chuyên gia và học giả. Ngày nay, các truyền thống Phật giáo lớn của châu Á như Tiểu thừa (Theravada), Tịnh độ (Pure Land), Thiền ( Ch'an), Kim cương thừa (Vajrayana) và Nhật liên tông (Nichiren Shoshu), có một số lượng đáng kể tín đồ tin theo ở châu Âu.
Giới thiệu Phật giáo đến Mỹ
Giống như ở châu Âu, các học giả Mỹ đã làm quen với một số tư tưởng Phật giáo từ thế kỷ XIX. Một số trường đại học lâu đời nhất của Mỹ đã có khoa nghiên cứu phương Đông, nơi các học giả nghiên cứu kinh điển Phật giáo.
Trong nửa sau của thế kỷ XIX, những người nhập cư Trung Quốc định cư tại Hawaii và California đã mang một số lượng kinh sách thực hành Phật giáo Đại thừa theo họ và xây dựng nhiều chùa chiền. Những người nhập cư Nhật Bản đến sau, họ không chỉ xây dựng đền chùa mà còn mời các nhà sư Nhật Bản thuộc tông phái Đại thừa qua Mỹ. Tuy nhiên, các hoạt động Phật giáo vẫn chỉ giới hạn ở những cộng đồng di dân.
Vào cuối thế kỷ XIX, hai người phát ngôn Phật giáo xuất sắc, Dharmapala từ Sri Lanka và Soyen Shaku, một thiền sư từ Nhật Bản, tham dự Đại hội Tôn giáo thế giới ở Chicago. Bài phát biểu đầy cảm hứng của họ về Phật giáo đã gây ấn tượng với khán giả và giúp thiết lập một chỗ đứng vững chắc cho Phật giáo Tiểu thừa và Thiền ở Mỹ. Trong thời gian này, Hội Thông thiên học, giảng dạy vì sự hiệp nhất của tất cả các tôn giáo, cũng giúp đỡ để lan tỏa ý nghĩa của giáo lý Phật giáo tại Mỹ.
Sự phát triển của Phật giáo ở Mỹ
Mãi cho đến nửa cuối của thế kỷ XX, tư tưởng Phật giáo đã chạm đến một phần dân cư rộng lớn hơn trong xã hội Mỹ. Quân nhân Mỹ trở về từ Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Triều Tiên, đã mang theo họ mối quan tâm về văn hóa châu Á trong đó bao gồm Nhật liên tông và Thiền. Sau đó hai phái này trở nên phổ biến hơn trong những năm 60 trong các nhóm văn học và nghệ thuật ở Mỹ và điều này đã giúp phổ biến Phật giáo. Khi người Tây Tạng bắt đầu đến Mỹ sau năm 1959, họ mang theo Phật giáo Kim Cương thừa. Chẳng bao lâu nó đã đạt được sự phát triển đáng kể. Trong giai đoạn sau chiến tranh, học thuật được quan tâm phát triển. Nhiều khoa nghiên cứu Phật giáo đã được thành lập trong các trường đại học ở Mỹ.
Tại trung tâm Phật giáo phương Tây
Cơ sở thực hành Phật giáo ở phương Tây, như ở phương Đông, là thiền định, và mọi người có thể ngồi trên đệm, chân gấp lại và đặt bàn tay lên đùi. Bức ảnh bên dưới được chụp trong một khóa tu mười ngày tại Trung tâm Thiền Insight Blue Mountains, Úc, với một nhà sư phương Tây là giáo viên.
Các học viên thực hành chuyên sâu ngồi thiền và thiền hành, với một cuộc nói chuyện đối đáp hàng ngày; nhận được hướng dẫn cá nhân và nghe kể chuyện buổi tối.
Một số nhóm cũng sẽ tụng kinh, và cúng dường trước tượng Phật trong đền thờ. Các nhóm Tiểu thừa rất yên tĩnh và thanh bình. Họ có thể xếp hàng để cung cấp cho thực phẩm cho các nhà sư trong buổi sáng và mong đợi được nghe một cuộc nói chuyện trong ngày.
Nhóm Tây Tạng có thể chủ động hơn, tụng kinh, đặt câu hỏi và rung chuông. Nhóm Nhật liên tông hạn chế hơn và dành nhiều thời gian để ngồi thiền hoặc tĩnh mặc. Các hoạt động tại các trung tâm Phật giáo cho phép mọi người có nhiều cách để tìm hiểu Phật giáo.
Ngày nay, có tồn tại nhiều trung tâm Phật giáo trên khắp nước Úc, New Zealand, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Hầu như tất cả các hệ phái Phật giáo lớn đều có mặt và đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của người phương Tây trong tất cả các tầng lớp xã hội.