Năm nay, xá-lợi được tôn trí vào thứ Bảy và Chủ nhật (26 đến 27-11) trong lễ hội Phật giáo Quốc tế hàng năm ở Sanchi. Lễ hội được tổ chức vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 11 tại tịnh xá Chethiyagiri.
Phật tử đến từ Đài Loan, Myanmar và Sri Lanka đã đến Sanchi vào thứ Bảy và các tín đồ từ Nhật Bản và Singapore đã đến vào Chủ nhật, Chandri Bodhi Patil, giám đốc của Hiệp hội Phật giáo Ấn Độ, nói.
"Rất ít người biết rằng chìa khóa để vào căn phòng được bảo vệ nghiêm ngặt nơi xá-lợi được cất giữ bởi 2 người - lãnh đạo quận Raisen và đại diện văn phòng Hội Maha Bodhi", ông nói với tờ Hindustan Times.
"Trước đó, xá-lợi chỉ được trưng bày vào ngày Chủ nhật, nhưng ngày nay nhiều người mộ đạo đã đổ đến đây, vì vậy ban tổ chức đã quyết định tăng thêm 1 ngày thứ Bảy", ông nói.
Năm 1851, nhà khảo cổ học người Anh Alexander Cunningham đã tìm thấy 2 chiếc hộp bằng đá sa thạch màu xám bên trong bảo tháp ở Sanchi, nơi ông đang khai quật một quần thể kiến trúc Phật giáo thời vua A Dục thế kỷ thứ III trước Công nguyên, nhà khảo cổ học Tiến sĩ Narayan Vyas nói.
Xá lợi để trong hai hòm bằng đá màu xám, trên có khắc chữ Phạn ngữ (sāriputta và Mahāmoggallāna). Hòm hình vuông, mỗi chiều độ 45 phân, nắp dày độ 15 phân. Trong hòm bằng đá đặt về hướng Nam, còn một hòm nữa bằng đá trắng, rộng 15 phân, cao 75 phân. Bề mặt là một cái cóng bằng đất đen, đường kính 2 phân, dày nửa phân, cái cóng ấy đã bị vỡ.
Bên cạnh hai chiếc hòm có hai miếng gỗ trầm. Trong hòm chỉ có một chiếc xương của ngài Trí Tuệ Đệ Nhất - Xá Lợi Phất dài độ 25 ly và 7 hạt ngọc trai, 3 viên ngọc và một viên pha lê. Trong chiếc hòm đặt về phương Bắc, cũng có một cái hòm bằng đá nhỏ hơn hòm trước. Khi mới mở bề mặt trắng trông như phấn. Nhưng sau làn phấn đó mất đi và màu cũng như hòm kia. Ở trong có hai cái xương của ngài Thần Thông Đệ Nhất - Đại Mục Kiền Liên. Phương hướng đặt hai hòm đó cũng không phải là không có ý nghĩa.
Những viên Xá lợi đựng trong bảo tháp nhị vị đại đệ tử của đức Phật là Trí Tuệ Đệ Nhất - Xá Lợi Phất và Thần Thông Đệ Nhất - Đại Mục Kiền Liên đã được mang sang Vương quốc Anh và được đặt trong Bảo tàng Victoria và Albert, thủ đô London. Hội Phật giáo Maha Bodhi và Jawahar Lal Nehru đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung thỉnh Xá lợi trở về quê hương Ấn Độ. Hội Phật giáo Maha Bodhi yêu cầu chính phủ vương quốc Anh trả lại Xá lợi cho Ấn Độ, từ năm 1937 sau nhiều năm vận động và đấu tranh để Xá lợi được bàn giao lại cho Ấn Độ vào năm 1947”.
Năm 1939, Hội Phật giáo Maha Boddhi ở Calcuta, thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ có điều đình với chính phủ vương quốc Anh để xin cung thỉnh Xá lợi của nhị vị đại đệ tử của đức Phật đang được trưng bày tại bảo tàng Victoria và Albert, thủ đô London. Sau đó vì chiến tranh không tiện cho việc đón rước Xá lợi và đành phải hoãn lại.
Năm 1945, Hội Phật giáo Maha Boddhi tiếp tục can thiệp lại, chính phủ vương quốc Anh bằng lòng trao trả Xá lợi của nhị vị Thánh tăng cho Ấn Độ. Nhân dân vương quốc Sri Lanka sùng kính Phật pháp, nên Xá lợi của nhị vị đại đệ tử của đức Phật là Trí Tuệ Đệ Nhất - Xá Lợi Phất và Thần Thông Đệ Nhất - Đại Mục Kiền Liên được cung thỉnh đưa sang quốc đảo Phật giáo Sri Lanka cho dân chúng nước này chiêm bái trước khi rước về tôn trí phụng thờ tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Bình Luận Bài Viết