Nhằm giúp cho các tăng sinh Việt Nam có nơi lưu trú khi qua Myanmar tu học; là trung tâm hành hương cho phật tử Việt Nam đang sinh sống tại Myanmar và các phái đoàn phật tử Việt Nam đến du lịch đất nước này. Đại đức Thiện Minh, Viện chủ chùa Đại Phước, khởi công xây ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại đất nước Chùa Tháp xinh đẹp - Myanmar
Về phía lãnh đạo tôn giáo Myanmar có sự hiện diện tham dự của các Ngài Tam Tạng 7, Ngài Tam Tạng 8, Ngài Tam Tạng 9, Ngài Tam Tạng 10, Ngài Tam Tạng 11 và các Ngài Tăng Trưởng quận. Cộng đồng Phật giáo Myanmar có sự tham dự của khoảng 100 vị Nhất tạng, Nhị tạng, và Tỳ kheo.
Về phía lãnh đạo tôn giáo Việt Nam có sự tham dự của HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; TT.Thích Bửu Chánh, Phó BTS PG tỉnh Đồng Nai; ĐĐ.Thiện Minh, Phó ban Từ thiện Xã hội T.Ư; cộng đồng Phật giáo Việt Nam có sự tham dự của khoảng 20 tăng, ni và hơn 300 phật tử.
Về phía chính quyền có dự tham dự của Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar – Phạm Thanh Dũng cùng các cộng sự.
Về phía truyền thông có Đài truyền hình quốc gia Myanmar và các phóng viên của các tạp chí Myanmar và Việt Nam cũng đến ghi hình và đưa tin.
Cổng chùa Đại Phước
Một vài điểm mốc quan trọng trong tiến trình hoàn thành thủ tục xây chùa?
Chùa có tổng diện tích đất xây dựng là 8000m2, có hình dạng chữ L. Kiến trúc chùa được thiết kế hài hòa mềm mại giữa những dấu ấn đặc trưng Việt và các đặc thù theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Từ ngoài vào bên phải cổng chùa là Tháp thờ Ngài Sivali theo mô hình chùa Một Cột Việt Nam. Bên trái cổng vào là Tháp thờ Ngài Upakut Katha theo mô hình Quốc Tử Giám Việt Nam. Trung tâm là chánh điện – Bảo tháp chính 2 tầng với tổng diện tích là 25 x 35, tầng dưới Chánh điện là Thiền Đường, phía sau của tầng trên có Bảo tháp phụ cao 7 tầng thờ 7 hình tướng khác nhau của Đức Phật theo các thứ trong một tuần (theo truyền thống Myanmar và Thailand, người nào sinh vào thứ nào trong tuần thì sẽ thờ Đức Phật theo hình tướng đó). Chánh điện được bao quanh bởi Tăng xá, Trai đường, Khách đường thiết kế theo 3 dãy hình chữ U. Góc chữ L dành riêng cho khu vực bếp. Các hoa văn, họa tiết sử dụng đều là hình hoa Sen và chim Hạc theo mô phỏng của hoa văn họa tiết trên mặt Trống Đồng. Mái chánh điện xây dựng theo kiến trúc Cổ Lầu, mang đậm văn hóa mái chùa cổ Việt Nam.