VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG GIÁO DỤC
Dissanayake Mudiyanselage Kasun Dharmasiri*
Dịch Việt: Liễu Pháp & Diệu Đoan
Thuật ngữ giáo dục được gán nhiều định nghĩa khác nhau nhưng không có từ nào trong số đó đưa ra ý nghĩa và câu trả lời chính xác cho thuật ngữ này. Hiện nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục, do đó thuật ngữ giáo dục có ý nghĩa rộng hơn. Tuy nhiên, chúng ta hãy tập trung chú ý vào một vài định nghĩa đã được đưa ra về giáo dục.
Giáo dục là một nỗ lực, được phát triển để khắc sâu những ý tưởng cao cả vào tâm trí trẻ em…(1). Việc đào tạo những vai trò hữu ích và hiệu quả cho học sinh là giáo dục… (2). Giáo dục là đang đào tạo vềvăn minh … (3). Giáo dục là để hướng học sinh tiến đến những mục tiêu mơ ước… (4). Giáo dục cố gắng chuyển hóa hành vi thông qua quá trình học tập…(5)
Những định nghĩa trên cho thấy ý nghĩa giáo dục là một quá trình đào tạo và nó có chức năng định hướng mục tiêu. Không có ý nghĩa nhất trí được đưa ra cho giáo dục và ý nghĩa thực sự của giáo dục vẫn chưa rõ ràng vìmục đích của giáo dục và mục tiêu của giáo dục dường như có sự khác biệt đáng kể đối với riêng từng xã hội. Ví dụ, một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình người da đen, thì giáo dục nó nhận được sẽ phụ thuộc vào các kỹ năng làm bẫy và bắt thú. Do đó, rất khó để hình thành một định nghĩa về giáo dục để được nhiều người chấp nhận. Đơn giản, người ta nói rằng giáo dục là một quá trình hướng dẫn cũng như nó là một quá trình xây dựngnền tảng kiến thức tổng quát vững chắc về các vấn đề. Ngoài kiến thức này, giáo dục dựa trên mối quan hệ đạo đức và tâm lý của xã hội loài người. Giáo dục phổ thông là thế tục, tôn giáo, luân lý, đạo đức, tâm linh, hướng nghiệp, nghề nghiệp,… tất cả những điều này được tích hợp thành một. Bản chất của các cơ sở giáo dục, các vấn đề nghiên cứu, các chiến lược giảng dạy, các biện pháp kỷ luật như vậy đều có những yếu tố đạo đức và xã hội kết hợp thành một hệ thống.
Như S.B. Kakkar đã đề cập: “Mục đích của giáo dục là chuyển hóa hành vi và tất cả những điều kiện (duyên) tạo ra nó.”(6) Lindgren gợi ý, ba khía cạnh nên được gộp trong giáo dục, đó là: người học, quá trình học tập, hoặc những diễn biến khi học và tình huống học tập. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục ngày nay đã bị ảnh hưởng bởi khoa học và công nghệ hiện đại. Đồng thời, khoa học và công nghệ đã tạo ra tác động rất lớn đến lối sống của con người. Do đó, nền tảng đạo đức của giáo dục là quan trọng hơn bao giờ hết trong xã hội của chúng ta. Về mặt này, hình thành hệ thống giáo dục dựa trên giáo lý Phật giáo sẽ là một phương cách thành công để xây dựng hệ thống giáo dục đạo đức trong xã hội của chúng ta. Bài viết nhỏ này hy vọng sẽ đưa ra một số gợi ý về vấn đề này.
Con người là những sinh vật lý trí trên trái đất, họ có khả năng suy nghĩ và lý luận hơn những sinh vật khác. Từ nguồn gốc của nền văn minh nhân loại, nền giáo dục đã đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển của xã hội loài người. Nguồn gốc ngữ nguyên của từ giáo dục bắt nguồn từ tiếng Latin “e” (= bên ngoài) và “ducere” (= hướng dẫn, dẫn dắt) truyền đạt ý tưởng ‘dẫn một người từ trong bóng tối (
Cấu trúc giáo dục của Phật giáo được ghi chép lại đặc biệt tại các tu viện Phật giáo. Khi chúng ta nghiên cứu kỹ các văn bản Luật tạng (Vinaya), chúng ta sẽ có thể hình thành một bức tranh khá căn bản về sự phát triển của cuộc sống tu hành thời Phật giáo Nguyên thủy. Sự phát triển của đời sống tu hành cho thấy nền tảng giáo dục của Phật giáo. Lời giáo huấn đầu tiên của Đức Phật: “Này các Tỳ kheo, hãy đi bộ, đi du hành để ban phước cho nhiều người, vì hạnh phúc của nhiều người vì lòng từ bi đối với thế giới, vì phúc lợi, phước lành, hạnh phúc của chư thiên và chúng sinh. Đừng đi hai người một đường. Này các Tỳ Kheo, hãy dạy pháp hoàn hảo, hoàn hảo ngay đoạn đầu, hoàn hảo ở đoạn giữa và hoàn hảo ở đoạn kết... “(15) Đây là bài học giáo dục đầu tiên được Đức Phật hướng dẫn. Ở đây, Phật giáotrình bày những ý tưởng rằng bất cứ kiến thức và khả năng nào, chúng ta phải sử dụng chúng cho sự thịnh vượng của nhân loại cũng như cho sự thịnh vượng của môi trường xã hội.
Các nguyên tắc giáo dục của Phật giáo đối với đạo đức nghề nghiệp đưa ra một ví dụ, “nếu thầy bị bệnh, thầy nên chăm sóc mình cho đến giây phút cuối cuộc đời, thầy nên đợi cho đến khi mình bình phục. Ở đây, Phật giáo cho rằng tại cấp độ này, mối quan hệ của thầy trò không bị giới hạn đạt được kiến thức hoặc kỹ năng. Nhưng nó phải là mối quan hệ từ trái tim đến trái tim, cũng như cam kết suốt đời để chăm sóc lẫn nhau. Do đó, về vấn đề này, không có gì phải bàn cãi trong mối quan hệ của thầy và trò có tinh thần đạo đức và tôn giáo tâm linh. Mối quan hệ này đáng lẽ phải được coi là mục đích quan trọng hàng đầu của giáo dục Phật giáo. Như A.S Altekar ghi nhận: “Mục đích trực tiếp của mọi nền giáo dục, dù là học chữ hay học nghề là làm cho học sinh thích hợp để trở thành một thành viên hữu ích và nhiệt thành của xã hội...(16)”
Kỷ luật được coi là nhân tố quan trọng trong tính cách của người học, khía cạnh quan trọng nhất trong kỷ luật của đời sống học trò là cuộc sống trong sạch và khiêm nhường, tôn trọng thầy, giới luật, người lớn tuổi, tuân theo nội quy, sống đơn giản, dậy sớm, chấp hành bổn phận hàng ngày, độc thân, tuân thủgiới luật tôn giáo, cống hiến và tận tâm với Phật pháp và Tăng đoàn, cam kết tuân thủ các quy tắc và điều lệ. Đồng thời, người thầy được kỳ vọng sẽ thể hiện một cuộc sống lý tưởng bằng chính hành vi của mình. Thầy được coi là người cha của các môn đệ và chăm sóc môn đệ hết sức từ bi (compassion), hết sức bình đẳng (equanimity - buông xả), hết lòng nhân ái (loving kindness), thầy nên truyền trao giáo dụcthích hợp với khả năng tốt nhất của mình. Đó là thể hiện lòng tôn kính đạo và thầy không nên phân biệttrò của mình vì đẳng cấp, tôn giáo, nền tảng xã hội, giới tính hoặc bất kỳ sự xem xét nào khác.
Vào thời Đức Phật, phân chia đẳng cấp xã hội là một trong những nhu cầu xã hội; Phật giáo chỉ ra việc xuất hiện phân chia xã hội đã xảy ra không phải vì đẳng cấp hay sự ra đời của một người mà vì lý dolịch sử và kinh tế. Phật giáo chỉ ra rằng đẳng cấp sẽ không ảnh hưởng đến môi trường đạo đức và đạo đức của một người. “Cơ sở của sự vượt trộicủa một cá nhân không thể là gì khác ngoài hành vi đạo đức của anh ta. Không phải đẳng cấp, cũng không phải nghề nghiệp, cũng không phải sự giàu có, cũng không phải do học hành, không phải địa vị, có thể xác định phẩm chất của một con người trong xã hộingoại trừ phẩm chất đạo đức của một cá nhân...”(17). Khi được hỏi về phẩm chất của một Bà-la-môn là gì, Đức Phật cho biết một người đã loại bỏ tà ác (evil), tự phụ (conceit), ác ý (ill-will), phiền não (defilement), sân (anger), chấp trước (attachment), kiến thức rộng hiểu biết nhiều thông thạo(versed in knowledge) và phẩm hạnh (conduct) là một số đặc điểm thích hợp của người thánh thiện. Từ quan điểm giáo dục đạo đức, Phật giáo chủ trương tầm quan trọng của bình đẳng và dân chủ theo Phẩm cấp. Các thành viên của Tăng đoàn có thể được coi là một hình mẫu mẫu mực trong trật tự xã hội cũng như biểu tượng của nền dân chủ trong Phật giáo. Đối tượng cuối cùng của giáo dục Phật giáo là nhằm đạt được tự do; Tự do tư duy, tự do ý chí, tự do ngôn ngữ, tự do tư tưởng tôn giáo v.v ... Đức Phật khẳng định rằng sự tôn trọng và tôn kính trong xã hội sẽ được trao tặng dựa trên cơ sở những phẩm chất và hành vi đạo đức vàluân lý của một người.
Sự phát triển của nhân cách là một yếu tố chính của hệ thống giáo dục; điều này có thể được thực hiệnthông qua việc trau dồi sự tự tin, tự lực, tự quyết, tự trọng và tự kiểm soát. Các kinh sách của Phật giáo Nguyên thủy đã đề xuất những thuật ngữ như Tự thực hiện (Attakāra), tự quản (purisakāra), tự lực(purisabala), tự nỗ lực (purisa viriya), tự cường (purisathāma), khả năng tự có và tinh cần (purisa parakkama và purisa dorayyha), như một số thuật ngữ khẳng định trình độ phát triển nhân cách trong đề xuất luân lý và đạo đức. Đỉnh cao của những nét đặc sắc trong giáo dục đạo đức Phật giáo tiêu biểutrong việc thực hành mười phẩm chất dẫn đến quả vị Phật - Ba-la mật-đa (Pāramitā) là những yếu tố hỗ trợ cho việc tu luyện một cuộc sống hoàn hảo.
Phật giáo khuyến nghị sự thực là hình phạt (Sahasāpateyya daṇdaṁ) không nên có trong giáo dục, việc trừng phạt những học trò phạm lỗi hiện nay đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi, các nguồn văn họctôn giáo Ấn Độ cổ đại đã chỉ ra rất nhiều bằng chứng liên quan đến việc trừng phạt học sinh. Āpastamba khuyên rằng một giáo viên nên cố gắng cải thiện các học sinh lì lượm, bướng bỉnh bằng cách đuổi không cho đến trường hoặc bằng cách bắt nhịn ăn. Ông ta dường như chống lại sự trừng phạt về thể xác. Manu phát triển hùng hồn về sự thuyết phục nhẹ nhàng, nhưng cuối cùng cho phép áp đặt hình phạt (đánh) nhẹ về thể xác bằng một cái thước hoặc cái roi mỏng. Gautama đồng ý với anh ta, nhưng nói thêm rằng một giáo viên đưa ra một hình phạt nghiêm khắc sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý… bị đưa ra với tâm thù địch (18).
Trong thời cổ đại, việc thi hành hình phạt hành xác có thể được nhận ra. Kinh Mahādukkhakañda Sutta liệt kê một số phương pháp trừng phạt chết người được thực hiện vào thời Đức Phật. Đức Phật đã biết hậu quả xấu của những hình phạt đó, ngài chỉ trích và từ chối không áp dụngnhững hình phạt đó. Kinh Pháp cú (Dhammapada) ghi lại:(19) “Một cánhân có thể đã bị mê mờ trong quá khứ, nhưng sau đó, anh ta đã chuyểnhóa được suy nghĩ của mình và trở thành một người hết vô minh.
“Ai sống trước buông lung, Sau sống không phóng dật, Chói sáng rực đời này, Như trăng thoát mây che.” PC.172 (trích dẫn Pháp cú - HT Thích Minh Châu - nhằm thoát ý tác giả - Nd)
Vì lẽ đó, vị ấy giống như mặt trăng xuất hiện từ phía sau một đám mây đen, soi sáng cả thế giới. Bất cứ ai nhờ thiện nghiệp che đậy cái ác đã làm, như mặt trăng không còn bị mây che thì sẽ chiếu sáng cả thế giới. Theo nghĩa này, các nguyên tắc giáo dục của Phật giáo dạy thực tế rằng một vị A La Hán là người có trình độ học vấn cao nhất vì vị ấy không bị phiền não và được hưởng hạnh phúc tinh thần cao nhất. Phật giáo thúc đẩy mỗi người trên trái đất nên đạt được mục tiêu này. Đức Phật cuối cùng khuyên Ananda đáng kính như vầy; “Ananda, hãy tự mình thắp sáng mình lên, hãy quên đi một nơi nương tựa cho bản thân. Hãy làm cho mình không phải nương tựa bên ngoài. Giữ vững chân lý của Pháp nhưngọn đèn của mình. Giữ vững như một nơi ẩn náu cho sự thật. Đừng tìm chỗ ẩn náu ở bất cứ nơi ai ngoại trừ chính mình. Ananda, dù bây giờ hay sau khi Như Lai nhập diệt, hãy hành động như vậy, chỉ những điều đó mà trong số những người ẩn dật của Như Lai đạt tám người đứng đầu và thậm chí ngay cả họ vẫn phải sẵn sàng học” (20).
Để tóm tắt cho nghiên cứu này, có thể hiểu rằng Phật giáo cho thấy các đặc điểm giáo dục nổi bật do một nhà giáo dục chân chínhđảm nhận; vịấy không bị ràng buộc, vị ấy biết bản chất thực sự của duyên khởi và của sinh diệt, vị ấy nhân cách hóa lý tưởng đạo đức Phật giáo, vị ấy cảnh giác về hành vi luân lý và đạo đức, vị ấy luôn ở trong trạng thái cơ sở của bốn chánh niệm (thân, thọ, tâm, pháp), hành vi của vị ấy phù hợp với pháp luật và đạo đức. Vị ấy luôn ở trong trạng thái hạnh phúc siêu thế. Điều đáng chú ý là chính Đức Phật vẫn tiếp tục sứ mệnh hoằng pháp của mình trong khi bước về phía trước vượt các rào cản xã hội thời ấy vây quanh để đưa giáo pháp của ngài đến những người tiếp kiến mình. Như đã đề cập trong Ariyapariye- sana Sutta thuộc bộ Majjhima Nikāya, nhà khổ hạnh Gotama muốn tìm hiểu Kiṁṁ Kusalagavesi, điều gì là tốt về mặt đạo đức, đây là nghĩa vụ đạo đức cao nhất trong giáo dục Phật giáo.
Trong Alagaddūpama Sutta giải thích thực tế, rằng ai đó không nên họcgiáo lý của ngài với ý định đánh bại người khác hoặc trong ý định đạt được danh tiếng từ người khác, ví dụ lý tưởng này cho thấy những lờidạy của Đức Phật có một sự gắn kết chặt chẽ với giáo dục nhiều như thếnào. Đức Phật nói rằng; “Này các Tỳ kheo, một số người bị hướng dẫn sai học những giáo pháp, khổ thơ, bài kệ, câu thơ, câu cảm thán, câu nói,những câu chuyện sinh (tử?), những phép thần thông và những câu cho những vấn đề,… nhưng đó là học Pháp, “idha bhikkhave , suttaṁ geyyaṁveyyā karanṁ, gātha udāna itivuttaka jātaka abbhutadhammavedalla.”21 Phạm vi rộng của giáo dục đạo đức trong Phật giáo được đềcập trong Kalama Sutta, Theo đó, dạng mặc khải - truyền thuyết (anus sava), truyền thống (paramparā), tin đồn (itikirā), căn cứ theo kinh sáchtôn giáo (pitakasampada) như logic (takkaetu), chỉ dựa trên quan điểm có vẻ hợp lý (nayahetu), phản ảnh về sự xuất hiệnđơn thuần(ākāraparivitakka), chỉ vì phù hợp cùng quan điểm(diññhinijjhānakkhantiyā), chỉ xem xét trên năng lực của một người(bhabbarūpatāya) và xem đó là người thầy ẩn dật của chúng ta (sa- manono garu).
Trong sự giải thích rất rõ ràng này, Phật giáo đã khu- yên khi ai đó tham gia vào việc thực hành giáo dục, hành giả không nên bám víuvào quan điểm giáo điều và người thực hành giáo dục nên có tư duy phê phán và suy nghĩ phê phán về toàn bộ vòng đời. (1)
---------------------
* PhD Candidate, Centre of Buddhist Studies, Faculty of Arts, The University of Hong Kong, Hong Kong.
(1) TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Petars R.S, (1967), Concept of Education, London, Page.05 Petars, R.S, (1966), Ethics and Education, London, Page. 31.
Unesco, (1953), Humanism and Education in East and West,Paris, Page.79 Upali D. Seram, (1977), Educational Criteria, Colombo, page.20.
S.B, Kakkar,(2004), Educational Psychology, Printic Hall of India Private Limited,page 01, New Delhi, Ibid, page. 02.
A. S. Altekar, (1944), Education in Ancient India, Nand Kishore and Bros, EducationalPublishers, page. 10
A S. Altekar, (1944), Education in Ancient India, Nand Kishore andBros, Educational Publishers, page. 22.
S.N.Sharma, (1994), Buddhist Social and Moral Education, Parimal Publication, Delhi,page. 38.
Rhys David and Stede, (1966), Pali English Dictionary, Pali text society, London,pages. 11-12 Childers, Robert Caesar, (1909), A Dictionary of the Pali Language, London, page. 21 Buddhadatta Polvatte, English Pali Dictionary, (1955), Delhi, India, page. 164.
Piyaratane Kadawathgama, (2002), Teaching Methodology and Strategies Highlighted inBuddhism, page 03 Dhammadassi, (2009), Buddhist contribution to education, Department of Pali and Buddhist studies, University of Sri Jayawardenepura, page. 15.
The Book of the Discipline, (2000), Vinaya-Pitaka Volume IV, Mahavagga, Translated by I.B. Horner, PTS, Oxford, Page. 28.
A.S. Altekar, (1944), Education in Ancient India, Nand Kishore and Bros, EducationalPublishers, page. 10.
S.N. Sharma, (1994), Buddhist Social and Moral Education, Parimal Publication, Delhi,page. 52.
A. S. Altekar, (1944), Education in Ancient India, Nand Kishore and Bros, EducationalPublishers, page. 27 Dhammapada; Treasury of Truth, Illustrated Dhammapada (Lokavagga), edited by Sarada.
Weragoda, Buddha Dhamma Education Association, Yo ca pubbe pamajjitvā, pacchā so nappamajjati, Somaü lokaü pabhāseti, abbhā muttova candimā 173-174 stanza, Yassā pāpaü kataü kammaü, kusalena pidhãyati, Somaü lokaü pabhāsetã, abbhā muttova candimā, pages. 729--731.
S. N. Sharma, (1994), Buddhist Social and Moral Education, Parimal Publication, Delhi, pages. 69-70 Majjhima-Nikāya, Edited by Trenckner, V, Volume, I, (1979) PTS, London, page 133.