Nhưng từ học phật pháp hạng sơ cơ còn có giá trị thực dụng mạng tính xã hội, rất tích cực khiến phát triển nhân sinh quan thế giới quan đúng đắn, thăng tiến giá trị cá nhân về đạo đức, lối sống, ý thức bổn phận, vài trò công dân, trách nhiệm cộng đồng.... Tức, chưa nói đến thành bậc giác ngộ, đạt ngộ về tâm linh, học và hành tập phật pháp đem đến cho tha nhân suy nghĩ hành động hợp đạo lý, hướng đến chân thiện mỹ, thành người con, người vợ người chồng, người mẹ người cha tốt, chuẩn mực, và đấy chính một trong những đóng góp của phật giáo cho xã hội, cõi phàm.
Xét riêng ngũ giới, yêu cầu của phật tử thọ nhận khi quy y, đã bao hàm đạo đức căn bản, giáo dục nhân cách, làm công dân lương thiện có ích cho đời sống.
Một phật tử, tu sĩ phật giáo, một đạo tràng, tăng đoàn, giáo hội là những chủ thể và tập hợp người lương thiện, có giáo dục tốt, trọng luật pháp và đạo đức.
Chính giá trị thực tế ấy của phật giáo khiến đạo dùng hợp tự nhiên với đạo đức, các nền văn hoá, các nền luật pháp và nhà nước, tồn tại qua các biến cố và phát triển, tương tác thân thiện với các trào lưu.
Trước khi đề cập đến các thuộc tính cao siêu, tâm linh, có lẽ nên và cần tiếp cận tương tác thuộc tính thực tế của đạo phật, một tôn giáo có bản chất gần gũi dễ thích nghi với mọi nền văn hoá, đạo đức, luật pháp.
Lạm bàn.
Nguyễn Thành Công