Lần đầu tiên trong lịch sử của địa phương, các hình tạc Đức Phật đã được phát hiện tại hạt Baiyu, Khu tự trị Tây Tạng. Dựa vào phong cách của các tác phẩm điêu khắc này, các nhà khảo cổ học tin rằng chúng được tạo ra vào cuối triều đại Tubo của Tây Tạng (khoảng 618 – 842).
Luo Wenhua, giám đốc Viện di tích văn hóa Phật giáo Tây Tạng thuộc Bảo tàng Cố cung, Trung Quốc, cho biết rằng, phong cách các hình chạm tương đồng với phong cách chạm đá Tubo đã từng được phát hiện ở một số nơi tại Khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải.
Hình tạc Đức Phật được tìm thấy tại làng Bangbang, hạt Baiyu, Gaze, Khu tự trị Tây Tạng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc.
Phát hiện này có thể cung cấp chứng cứ để chứng minh con đường cổ đại nối giữa nhà Đường (618-907) và vương quốc Tubo Tây Tạng không phải là con đường duy nhất mà là một mạng lưới gồm nhiều con đường khác nhau. “Baiyu có lẽ nằm trên một con đường trong mạng lưới này, nhưng quan điểm này còn cần thêm các bằng chứng”, ông Luo cho biết.
“Các hình chạm cung cấp cứ liệu quan trọng để đánh giá lại đóng góp của các bức tạc khắc trên vách đá của vương quốc Tubo Tây Tạng”, ông Luo nói thêm.