(Bài Tham luận Hội thảo Phật giáo và văn hóa Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc cùng Hội Phật giáo Hà Nội tổ chưc năm 2014. Bài đã đăng do Hội Phật giáo một tỉnh ở Nam Bộ).
Kinh Phật lời kinh và âm nhạc là hai yếu tố tạo nên hiệu quả của cuộc hành lễ: lời tụng kinh đều đều vang vọng hòa cùng tiếng mõ giữ nhịp tạo nên khung cảnh trang nghiêm, u linh, thiền định, linh thiêng, trầm lắng sâu xa. Âm hưởng đó sẽ đưa nhân tâm đệ tử vào cõi hư vô đến bên Niết bàn của Đức Phật, trong đó tính âm nhạc tập trung tâm lực cao nhất nằm ở âm Om nét láy đuôi trong câu kinh. Chẳng hạn:
Nam mô đức Quan thế âm Bồ Tát – Ôm !
Chữ Ôm trong triết học Ấn Độ là một dư âm đều đều vang vọng trong không gian, chứa đựng sự thần bí nhất của vũ trụ- tức là ý nghĩa của âm nhạc. Ta có thể ví tiếng chuông chùa “bong” vang lên kéo dài trong đêm khuya tĩnh lặng đó là thể hiện âm Ôm này.
Một câu kinh có âm Ôm làm nét láy đuôi như thế, ngày nay ít được sử dụng mà sử dụng âm OM MA NI PAP ME HUM xin được nói sau.
Trong kinh cầu nguyện của các tôn giáo đều có âm kết láy đuôi này, chẳng hạn như âm Amen trong kinh Thánh đạo Cơ Đốc. Tiếng chuông nhà nhờ có hai âm kinh keng, kinh keng được coi như âm Amen ở nét láy đuôi này.
Sách Sự hình thành của âm nhạc của Wiliam Raphavoen người Mỹ trích lời của Giócxenben cho rằng: Nét láy đuôi trong kinh cầu nguyện với người đi cúng lễ, có sự thần bí không thể nào diễn tả nổi bằng lời([1]) . Đó là sự mầu nhiệm của âm nhạc.
Vậy, để có sự so sánh, đối chiếu chúng tôi dẫn âm Ôm được biến thái ở các vùng và âm kết của một số tín đồ như sau:
Om Ấn Độ.
Ommani Lạt ma Tây Tạng.
Amen Thiên chúa giáo
Aom Thầy mo gười Thái ở Tây Bắc. .
Xít Người Việt (Kinh).
Âm xít trong tín ngưỡng của người Việt được thể hiện như sau:
Cầu trời khấn Phật phù hộ độ trì cho con tai qua nạn khỏi “Xít”.
Âm Xít này khi thể hiện cho hơi hít vào- tức là đưa tâm linh vào hướng nội, vì thế nó không vang lên như âm Amennets láy đuôi của kinh Thánh, hoặc âm Om nét láy đuôi của kinh Phật nhưng nó đã làm thoả mãn tâm nguyện hướng niệm đến đấng siêu linh của người đang hành lễ.
Với âm Aôm của người Thái ở Tây Bắc là một trường hợp đặc biệt. Người Thái không theo đạo Phật, nhưng dòng thầy mo của họ tiếp thu âm Om của đạo Phật và được thể hiện trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, Trong lễ tang tiễn hồn người chết lên thượng giới có bản khóc tiễn hồn (Hạy xông khoăn). Bản Hạy xông khoăn rất dài, phải khóc đến sáu, bảy đêm liền mới hết. Do thầy mo thực hiện.
Lễ tang thì bà con cả bản đều tập trung, đêm đêm cảnh về khuya cả nhà yên ắng lắng nghe. Không khí linh thiêng, ánh nến chập chờn, với điệu khóc tiễn hồn trầm hùng, sâu lắng hòa trong tiếng gõ vào chiếc tăng lổng ( cồng) bằng gỗ giữ nhịp của thầy mo ngồi bên trái quan tài. Đến chỗ kết của từng ý trong lời khóc, thầy mo dồn hết tâm niệm, hướng đến hồn người quá cố, tròn vòm miệng Aom một tiếng làm nét láy đuôi, càng làm cho điệu khóc tiễn hồn tăng thêm tính chất thần bí.
Chữ A ở đây như chữ A Di Đà Phật , Amens = A là số nhiều, vô lượng.
Trường hợp thứ hai.Trong lễ cúng chữa bệnh cho người ốm, thầy mo với câu khấn:
Ốm đau đừng ốm đau nhiều
Ốm đau nhiều không dứt không sống được -Aom
Hoặc trong hát cúng cứu chữa con bệnh nặng, sau mỗi câu cúng thầy mo sử dụng chữ Om liên tục như: Om, Om, Om …
Trường hợp thứ ba. Trong đời thường, âm Aom được sử dụng như một từ “khóa”. Chẳng hạn trong cuộc họp của chủ Mường mà có cuộc tranh luận, đến giai đoạn phải kết thúc thì chủ Mường nói dõng dạc Aom nê! Thế là cuộc tranh luận im lặng; hoặc trong cãi nhau giữa hai người, đến khi một bên đuối lý, cần kết thúc, bên thắng cuộc nói Aom nê ! Người kia coi như cứng lưỡi; và âm kết Aom từ “khóa” quyền lực này cũng được người chủ trong gia đình thực hiện ([2]).
Ở người Việt, việc tụng kinh cầu nguyện ở nhà chùa là phút thảnh thơi, thăng hoa siêu thoát nhân tâm của đệ tử, cho nên các ông bà thường xuyên đi chùa là thế. Ngay trong một khu cư trú, sáng, chiều hoặc về đêm mà có tiếng mõ đều đều và tiếng chuông thánh thiện điểm vào hòa cùng giọng tụng kinh cầu nguyện của một cụ già ở nhà bên cạnh vang ra, người hàng xóm nghe được cũng thấy nhẹ tâm hồn. Đến khi về già, trong phút lâm chung của người quá cố, người nhà mời nhà sư về tụng kinh: Âm hưởng của lời tụng hòa cùng tiếng mõ đều đều sẽ giúp cho người lâm chung từ từ tắt thở, linh hồn nhẹ nhàng siêu thoát đi vào cõi hư vô. Lời tụng còn an ủi hồn, trấn an hồn không lo sợ ma quỷ, hướng dẫn hồn trên đường đi về với tiên tổ và an tâm với nơi ở mới; nơi ấy là tiên cảnh của tổ tiên và hướng dẫn cho hồn cách sống ở miền quê hương mới đó.
Ngoài ra ở đời thường, câu thần chú Ummani cũng được thực hiện như Ummani điều gì cũng biết, hoặc Umbala ba ta cùng tiến…
Như vậy, âm Om lời kết trong kinh Phật và câu thần chú Ummani với ý nghĩa cao siêu, sâu xa: thần lực mầu nhiệm đó thâm nhập, ngự trị trong ý niệm của người Thái ở Tây bắc và ở người Việt.
Từ luận giải này, chúng tôi trinh bày ý nghĩa của bài Thần chú UM MA NI BAP MÊ HUM của kinh Phật.
Ở Việt Nam cũng có một số sư thầy giảng về ý nghĩa của bài Thần chú này như Ni sư Thich Nữ Lệ Phát trụ trì chùa Châu An. Đường Lê Quang Định Quận Gò Vấp Thành Phố - Hồ Chí Minh theo quý Thấy cho là chưa thấu đạt. Cho nên, chúng tôi lựa theo lời giải thích về ý nghĩa của bài Thần chú của Tây Tạng, tức là thần chú của Quan Thế Âm, vị Phật của lòng bi mẫn Om mani padme hum. Thần chú này cũng như phần đông Thần chú đều bằng Phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ.
THẦN CHÚ CỦA ĐẠI BI TÂM:
OM MANI – PADME HUM
Tạng ngữ đọc là Om Mani Pêmê Hung. Thần chú này tiêu biểu cho tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ tát nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán Tự Tại (Quan Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân và thần chú của ngài được xem là tinh tuý của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình:
Song để đạt được thần lực mầu nhiệm của thần chú thì phải thực hiện đúng phương pháp thiền định với hai điểm sau đây.
a. Về tư thế ngồi, theo quy tắc ngồi thiền, mắt lim dim, hai tay lật ngửa đặt vào huyệt đan điền (dưới rốn), bàn tay phải đặt lên trên. Đưa hơi vào miệng, nuốt xuống thâm nhập vào ngũ tạng, rồi dồn đưa lên mũi và từ từ đưa thoát ra ngoài một cách tự nhiên.
b.Về âm nhạc, âm hưởng vang lên trầm hùng, vang vọng chứa chất thần lực. như “dư âm đều đều vang vọng trong không gian”. Vi dụ: UM MA NI BAP MÊ HUM.
Thần chú: OM MANI PADMÊ HUM, được phân làm ba tiết, trong đó ý nghĩa của âm Om là tinh chất của thân giác ngộ, âm MANI PADMÊ là tiêu biểu ngữ giác ngộ, còn âm Hum là tiêu biểu ý giác ngộ. Do đó, thân, ngữ, ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú sẽ tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý và đưa ra tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.
Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cõi trung ấm: “Khi âm thanh của pháp tính gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của Thần chú sáu âm”. Và kinh Lăng nghiêm cũng nói: “Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quan Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ … đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thuỷ triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thóat bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ và đem lại một sư. an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của Niết Bàn.
Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tinh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm chứng ác nghiệp của thân, lời, ý tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta trong đó. Kiêu mạn, ganh tị, dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu hội tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ.
Bởi thế khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM thì sáu phiền não trên được tịnh hóa; vì vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cõi. đồng thời Thần chú này cũng tính hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn cảnh sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (Sáu ba la mật): Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tâm, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng Thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh.
Thường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài.
Tương truyền vô lượng kiếp trớc có một ngàn thái tử phát tâm Bồ - Đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết, nhưng Quán Tự Tại thì nguyện không thành Chính giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, Ngài còn nguyện giải thóat tất cả chúng sinh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phơng chư Phật, Ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này, thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh”. Đầu tiên, ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần dần cõi ngạ qủy, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sinh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận; trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đồng bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại và từ đấy Quản Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng tay có một con mắt. ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này. Ngài còn sáng chói rực rỡ và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sinh.Tâm lại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát nguyện này trước chư Phật: “Con nguyện không thành chính giác khi tất cả chúng sinh chưa thành”.
Tương truyền rằng vì đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước mắt đã rơi từ đôi mắt ngài và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước măt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi và một nữ thần có màu xanh trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử.
Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đã cho Đức Phật câu Thần chú và Đức Phật trở lại giao phó cho Ngài công tác cao quý đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sinh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư Thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài. Quả đất chấn động và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIT.
Tóm lại kinh Phật phải được vang lên thành giai điêu âm nhạc –có nghĩa giai điệu âm nhạc sẽ mang tinh hoa tư tưởng của kinh Phật đến thâm nhập vào tiềm thức tâm linh của chúng sinh vô lượng hằng hà sa số.
Hiện nay ở một số nơi như Tây tạng, NêPan và Bắc Kinh đã có băng đĩa về giai điệu âm nhạc của Thần chú này, còn ở nước ta chưa có
( Bài Tham luận tại Hội thảo khoa học Những yếu tố Phật giáo trong nghệ thuật dân tộc do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam & Hội Phật giáo Hà Nội tổ chức tại Hà Nội ngày 12-13 /6/ 2009.).
TƯ LIỆU THAM KHẢO:
1. Sogvai, Sinpoche Tây Tạng sống chết, Trí Hải dịch NxbT.P.H.C.M.1996, 2 tập.Thư viện Phật học 73 Quán Sứ Hà Nội.
2. Kinh Dà La Ni, Xuất Tượng. Sài Gòn 1995.
3. Ni sư Thích Nữ Lệ Phát, Chú Um Ma Ni Pap Me Hum (Bản vi tính), Thư viện Phật học Quán Sứ Hà Nội.
4. Hoà thợng Tuyên Hóa, Đại bi chú giảng giải, Nxb Tôn giáo 2006.
5. Trao đổi trực tiếp: Sư Thầy Minh Tuệ chùa Vạn Niên đường Lạc Long Quân Tây Hồ Hà Nội.
6. Dương Đình Minh Sơn, Ngôn ngữ với việc hình thành âm điêu đặc trưng trong dân ca Thái Tây bấc Viêt Nam, Nhà xuất Âm nhạc Hà Nội in lần thứ 2 , 2001.
[1] William Rapanvoen, Sự hình thành của âm nhạc,Nxb Quốc gia Âm nhạc Liên xô M 1961. Bản dịch chép tay của Lơng Hồng, Th viện Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội, tr 12
[2] Dương Đỡnh Minh Sơn. Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái Tây bắc, Nxb Âm nhạc xuấ bản lần thứ hai 2001tr 50