Đức Thế Tôn không nói đến Thượng Đế, ngài không phủ nhận cũng như chấp nhận vì theo Phật Giáo đó là câu hỏi vô nghĩa (nonsense.)
Vì vậy, nên khi có người hỏi đến vấn đề này, Ngài im lặng.
Ngài có đủ trí tuệ để giải thích, nhưng người nghe không đủ trí huệ để biết được. Vì vậy, Ngài thay vì giải thích, chọn câu trả lời cao thâm nhất là im lặng.
Thật ra, Đức Thế Tôn đã trả lời rồi, im lặng cũng là một hình thức trả lời.
Nếu chúng ta tin vào một đấng sáng tạo mà chúng ta không thể chứng minh được là có ‘đấng sáng tạo nhân tạo’ đó thì cũng như Albert Einstein nói, “God doesn’t play dice with the universe!” Thượng đế không cầu mong may rủi vào những sát xuất từ những con xúc xắc như chúng ta thường cầu trời, cầu phật cho con lắc xí ngầu ra con số đó.
Cố Professor S.W. Hawking chứng minh ngược lại: Yes, God plays Dice, Thượng Đế cũng cờ bạc như ai. Thượng Đế cũng sở trụ vào canh bạc may rủi. Thượng Đế cũng có máu đỏ đen như con người, đôi khi Thượng Đế còn đánh lạc hướng chúng ta thảy xúc xắc nhiều lần mà không cho biết là mấy điểm.
Cái này gọi là ăn gian, cờ bạc lận.
“It seems that even God is bound by the Uncertainty Principle, and can not know both the position, and the speed, of a particle. So, God does play dice with the universe. All the evidence points to him being an inveterate gambler, who throws the dice on every possible occasion... Thus, it seems Einstein was doubly wrong when he said, God does not play dice. Not only does God definitely play dice, but He sometimes confuses us by throwing them where they can't be seen.”
Hawking lẫn Einstein điều không phủ nhận hay chấp nhận thượng đế hiện hữu cũng như French scientist, LaPlace khi trả lời với Hoàng Đế Napoleon: Tôi không cần giả thuyết thượng đế trong phương trình của tôi.
“If at one time, we knew the positions and speeds of all the particles in the universe, then we could calculate their behaviour at any other time, in the past or future. There is a probably apocryphal story, that when Laplace was asked by Napoleon, how God fitted into this system, he replied, 'Sire, I have not needed that hypothesis.' I don't think that Laplace was claiming that God didn't exist. It is just that He doesn't intervene, to break the Laws of Science. That must be the position of every scientist. A scientific law, is not a scientific law, if it only holds when some supernatural being, decides to let things run, and not intervene.”
Nếu có thượng đế, thì ai tạo ra thượng đế? Điều này cũng như con gà, và trứng gà (chicken and egg) cái nào có trước?
Đây là những tranh luận tứ cú, nhị nguyên mà con người chúng ta không bao giờ thỏa mãn được chẳng hạn đàn bà sinh ra đàn ông, rồi thì ai sinh ra đàn bà? Sáng tạo hay tiến hoá (evolution vs. creation)? Câu trả lời dễ nhất là trời sinh ra như vậy. Thượng Đế sáng tạo ra như vậy, và phải tin như vậy nếu không muốn bị trừng phạt vì vô thần.
Điều làm tôi bối rối (confused) đó là Ngài Long Thọ cho rằng Đức Phật lịch sử chỉ là ứng thân của Phật vào trong thế giới Ta Bà để cứu độ chúng sinh. Vì vậy, dựa theo Long Thọ, Đức Phật không phải là một nhân vật lịch sử, mà Đức Phật ‘chân chính’ là một thực thể siêu việt, vượt hiện thế, vĩnh hằng và vô hạn tức là “Pháp Thân.” Cho nên Đức Phật lịch sử chỉ là nhân vật được “Đức Phật chân chính” gởi đến với thế gian để tạo thành một nhân vật có hình thể là một con người, có một đời sống sinh hoạt giống hệt như một con người thường tục để thuyết giảng Chánh Pháp cho nhân thế. Do đó, Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước chớ không phải mới thành Phật tại thế giới này nhờ vào công phu tu thiền định, [chỉ áp dụng cho nhân sinh.] Đây chính là ý nghĩa của “Như Lai” dựa theo tinh thần Phật Giáo Đại thừa. (Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Chương Thứ Mười Sáu, Phẩm NHƯ LAI THỌ LƯỢNG, Lê Sỹ Minh Tùng)
Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy không chấp nhận lý luận này. Họ quan niệm chỉ có một Phật, đó là Phật Thích Ca là người tu thành Phật. Cái lý luận Như Lai của Đại Thừa trên đây, hình như ám chỉ Phật là God với quyền năng tuyệt đối, tương tự như trong thánh kinh của những đạo thờ Thần? Vậy thì, ai tạo ra Đức Phật chân chính đây?
Nhưng vì tôi bị méo mó Đại Thừa, kinh điển nhập ma Tàu, nên giải thích bậy bạ như sau: nếu chúng ta quán được luật nhân quả, thuyết nhân duyên, luân hồi, vô thỉ vô chung, vô sanh vô diệt, thực tế nhất là First Law of Thermodynamics, như điện như ảo (holography) của vạn vật trong vũ trụ, Như Lai Tạng, không gian cuộn vào thời gian và nhất là lý nhất thể thì điều này không có gì khó giải thích.
Đó là như vậy, nó là như thị tri kiến.