VN có lịch sử dài dằng dặc theo nền học thuật Nho giáo trước khi có nền giáo dục đào tạo theo tiêu chuẩn Châu Âu, gọi là Tây học theo cuộc chiến tranh của người Pháp từ nửa cuối thế kỷ XIX. Sau này, một nền giáo dục đào tạo ảnh hưởng Mỹ, Nga...xuất hiện bên cạnh ảnh hưởng sâu sắc từ nước Pháp, đã xuất hiện ở hai miền Nam Bắc và trên cả nước, từ giữa thế kỷ XX.
Như vậy, do hoàn cảnh lịch sử, nền giáo dục đào tạo VN có đặc thù riêng trong xu hướng thích nghi tiếp cận dần nền học thuật quốc tế và đến ngày nay, về đại thể, giáo dục của VN đã theo tiêu chuẩn quốc tế về nội dung kiến thức, kỹ năng, yêu cầu, khảo thí cho dù tiếp cận trình độ cao của thế giới vẫn là thách thức lớn, nhưng đã thoát ly hẳn nền Nho học, từ khá lâu.
Học sinh sinh viên VN thay vì dùi mài thi phú, luận kế sách, bẻ từng nửa chữ để phân tích như tiền nhân trong các kỳ thi Nguyên, thi Hội, thi Đình để có danh phận Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, Phó Bảng... Các kỳ thi ngày xưa hình thành từng lớp trí thức theo tiêu chuẩn cũ của Nho học, xác lập trình độ, làm căn cứ cho nhà nước phong kiến bổ nhậm quan chức triều đình ở TW và địa phương, do vậy các kỳ thi tạo nên số phận, thay đổi số phận nho sĩ, và cả gia đình, họ mạc, thành chuyện sinh tử.
Học sinh sinh viên ngày nay đã như bạn bè ở các nước tiến bộ, theo đuổi các chương trình căn bản, chuyên sâu về khoa học tự nhiên, nhân văn, kỹ thuật, về bản chất học thuật sự học khác nhiều ngày cũ hay hoàn toàn khác. Nhưng, do nếp văn hoá, truyền thống, sự hiếu học, coi trọng sự học, thi cử vẫn mang nét của nghìn năm...
Các kỳ thi chính yếu, nhất là kỳ thi tú tài (tốt nghiệp THPT) và tuyển sinh vào đại học vẫn sinh tử, có nét lều chõng của sĩ tử xa xưa. Cả xã hội chăm chú lo toan, thi cử thành công tác lớn thường niên của nhà nước.
Tâm lý vượt vũ môn nghiệt ngã luôn vô cùng căng thẳng, tạo nên trạng thái đòi hỏi được động viên khích lệ vượt lên sự động viên khích lệ bình thường. Tâm lý, trạng thái ấy trước kỳ thi đã, từ xưa của nền Nho học, sĩ tử nguyện cầu Thánh Thần gia hộ để đỗ đạt. Trong bối cảnh tâm linh phật giáo là chủ đạo của đất nước, trước ngày thi cử, chùa chiền nườm nượp học trò sinh viên cùng phụ huynh; họ cũng chen chân ở đền miếu khắp nơi, khói hương nghi ngút. Về xã hội học, đấy là một hiện tượng.
Chuyện thi cử không riêng gì ở VN, thi đi với sự học, nhưng chỉ có với những nơi chuộng Nho học trong lịch sử, như TQ, VN...trước mùa thi mới có chuyện chen chân nhang khói như thế.
Trên quan điểm khoa học, nhà nước và truyền thông luôn phân tích duy lý phê phán hiện tượng nhang khói trước thi cử nhưng hiện tượng ấy luôn luôn báo trước các kỳ thi không khác phượng vĩ báo hiệu hè về.
Vậy, xét từ giáo lý nhà Phật, chuyện thi cử được nhìn nhận ra sao?
Cũng như mọi sự vật hiện tượng, thi cử vẫn bị chi phối bởi luật nhân quả. Gieo nhân chi gặt quả nấy. Quá trình sôi kinh nấu sử ( nói theo lối cũ) tích lũy nhân lành chờ kết quả ở kỳ thi. Từng trang giáo khoa, giáo trình, từng bài tập, công thức...hình thành kiến thức, chuyên môn, chờ một kỳ thi xác nhận sòng phẵng nghiêm khắc theo quy chế mang tính pháp ký để cấp chứng chỉ mang tính pháp lý. Nhà Phật đương nhiên cho rằng không học, học không tốt, kiến thức – chuyên môn hụt hẫng, lại có thể cậy vào nhang đèn hoa quả cúng dường hay...sờ đầu rùa để đỗ đạt là vô lý, mê tín, không hiểu nhân quả. Đã việc mê tín, lại chen chân thực hiện ở nơi trang nghiêm thanh tịnh, trước tam bảo, là không phù hợp. Những khấn nguyện, thông điệp cầu xin cái mình không có, không được tiếp nhận, có hay chăng ở tác dụng xoa dịu tâm lý, một liều doping tinh thần trước khi ra đường đua sinh tử.
Nhưng mặc khác, đỗ đạt là phúc báo lớn lao của đời người, ngoài tạo nhân qua đèn sách chuyên cần, thành bại ở kỳ sát hạch còn tùy công đức tổ tiên, đạo đức bản thân sĩ tử, phúc báo nhiều đời nhiều kiếp. Từ góc nhìn này, có thể lý giải chuyện học tài thi mệnh, những thí sinh từng có bảng điểm ngất ngưởng ngã gục ở kỳ thi tú tài hay ngưỡng cửa giảng đường, hay để có cử nhân, tiến sĩ. Góc độ nhà Phật nhìn kết quả thi cử không khác kết quả của cây trồng, tùy thuộc rất nhiều yếu tố ngoài giống, phân bón, chăm sóc, còn có thời tiết, thỗ nhưỡng... Chuyện thi cử quyết định ở đèn sách nhưng không chỉ ở đèn sách, ở phước báo của thí sinh xét trong chiều kích gây tạo thọ nhận lâu dài. Học giỏi nhưng thất đức, gây tạo ác nghiệp sẽ khó có kết quả tốt khi ứng thí. Tích phước qua việc nhân đạo, hành thiện giúp người là điểm cộng không nhỏ cho sĩ tử ở phòng thi, theo quan điểm phật giáo.
Nếu xuất phát từ đấy nhìn nhận hiện tượng sĩ tử chen chân chùa chiền trước ngày thi, sẽ có cái nhìn khác. Vãn cảnh chùa, thiền hành cho nhẹ lòng, chiên bái Phật, hành lễ trước tam bảo để tăng thên sức mạnh nội tâm vững vàng trước thử thách ...lại là chính tín. Ngoài ra, bằng việc lành, sự hồi hướng công đức của gia đình người thân cho sĩ tử cũng quan trọng, gia tăng phước báo để thành tựu.
Như vậy, một hiện tươngh, tùy góc nhìn, có khác, ranh giới chính tín hay nẻ tín mỏng manh: cùng đến Cửa Phật trước ngày thi, cùng hành lễ trước tam bảo, tâm thức sĩ tử khác nhau, được nhà Phật nhìn nhận khác nhau, và quyết định đấy là mê hay chính tín.
Đi chùa lễ Phật tạo duyên lành, có phước. Trước ngày thi quyết định việc học gian nan, đến chùa tịnh lòng, nếu được chư tăng ni một lời khích lệ, thực hay, một nét đẹp tinh thần của người có học.
Nếu thí sinh là phật tử, việc ấy thiêng liêng...
Một chữ tùy.
Còn hơn một tuần lễ nữa cả nước bước vào kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT trong điều kiện bùng phát làn sóng mới nghiêng về phía Nam. Kỳ thi thử thách ý chí của công tác quản trị tổ chức ở 63 tỉnh thành phố. Các thí sinh sau 12 năm đèn sách, nhiều cảnh khó áo cơm ở những nơi xa xôi hẻo lánh, trò nghèo nuôi khát vọng học tập chờ ngày kết quả
Dịch kéo dài, kinh tế xã hội khó khăn, kỳ thi năm nay thử thách cả nhà nước và sĩ tử.
Chúc các em thành công.
Tùy...
Nguyễn Thành Công