Cuốn sách này được in bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, các bản copy của bộ “Kinh điển Phật giáo đại chúng” sẽ được tặng cho các sân bay, khách sạn trên khắp thế giới nhân dịp kỷ niệm Lễ Vesak, hiệu trưởng trường Đại học Phật giáo Mahachulalongkornrajavidyalaya, Phra Brahmapundit, cho biết.
Bộ “Kinh điển Phật giáo đại chúng” bao gồm những quan điểm và kinh phạm Phật giáo được biên soạn từ ba trường phái của Phật giáo là Theravada, Mahayana và Vajrayana.
Một cuộc họp cũng đã được tổ chức dành cho nhiều học giả quốc tế đến từ ba trường phái Phật giáo kể trên tham gia thảo luận những nội dung gì nên xuất hiện trong bộ “Kinh điển Phật giáo đại chúng”, Phra Brahmapundit chia sẻ. Nhà sư này còn cho biết thêm rằng bộ sách được viết bằng thứ ngôn ngữ chính xác và rất dễ hiểu.
Phra Brahmapundit đóng vai trò là biên tập viên chính của “Kinh điển Phật giáo đại chúng” còn Peter Harvey, một giáo sư danh dự chuyên ngành Phật học tại Đại học Sunderland (Anh) và tác giả của nhiều cuốn sách về Phật giáo đóng vai trò là tổng biên tập của bộ sách.
Trường Đại học Phật giáo Mahachulalongkornrajavidyalaya phối hợp với Hiệp hội các trường đại học Phật giáo quốc tế cũng tổ chức một số hoạt động khác nhau nhân dịp ra mắt bộ sách.
Một hội thảo quốc tế về các đại học Phật giáo cũng đã được tổ chức hôm 6/5/2017, do Somdet Phra Ariyawongsakhatayan, Giáo trưởng Phật giáo Thái Lan, tuyên bố khai mạc.
Nhiều diễn đàn học thuật cũng đã được tổ chức hôm 7/5, chủ yếu tập trung về cách thực hành chánh pháp. Ngày 8/5, thủ tướng Prayut Chan-o-cha cũng đã có bài phát biểu tại Trung tâm Hội thảo Liên hiệp quốc (tại Thái Lan).
Công chúa Soamsawali cũng chủ trì buổi lễ kỷ niệm Vesak chính thức (Ngày Visakha Bucha trong tiếng Thái) lúc 2 giờ chiều ngày 8/5 tại trung tâm hội thảo kể trên.