Ta cầu Ta
Trích trong Hạnh Mong Vô Cầu, chương 13, tác giả Lê Huy Trứ
Trong nhà thiền có một giai thoại, Tô Đông Pha cùng đi dạo với Thiền sư Phật Ấn. Thấy tượng Bồ tát Quán Thế Âm có cầm xâu chuỗi trên tay, Tô Đông Pha liền hỏi, “Bồ tát là người cho chúng ta lễ bái, cớ sao trên tay còn cầm chuỗi niệm Phật?” Ngài Phật Ấn thẳng thừng, “Đó phải hỏi chính ông.” Tô Đông Pha ngơ ngác, “Làm sao con biết niệm ai?” Ngài Phật Ấn nhẹ nhàng, “Thì niệm Bồ tát Quán Thế Âm chứ ai!” Tô Đông Pha chưng hững, “Sao lại phải niệm mình?” Ngài Phật Ấn chỉ điểm, “Vì cầu người không bằng cầu mình.” “Cầu mình” tức nhờ vào tự lực của mình là chính!
Cầu chư kỷ, bất cầu chư nhân; Cầu nội, bất cầu ngoại.
(Cầu ở mình, chớ cầu ở người; Tìm ở trong, chớ tìm ở ngoài.)
Bên trong, niệm niệm phải tỏ ngộ, phải sáng suốt, phải hướng về Tâm Bồ Đề. Niệm niệm không xa rời tự tâm, niệm niệm đều thể hội nguồn tâm của mình, đều biết rõ bản thể của tự tâm; và tuyệt nhiên không truy cầu, tìm kiếm bên ngoài. Được như thế thì tự nhiên sẽ đạt được thành quả rất lớn lao.
“Phật ở trong ta, cứ cầu là được” cũng có thể áp dụng cho cầu tài, cầu phước nhưng phải cầu đúng phép đúng lý, nhà Phật gọi đó là “bố thí.” Nói một cách dễ hiểu hơn là muốn cầu tài cầu phúc, trước hết phải biết trồng cây phúc đức. Bố thí là nhân, cầu tài, cầu phúc là quả. Kinh Phật nói, “từ bi hỷ xả (xá)” thì trong đó xả là “nhân,” đắc (được) là “quả,” phải mất trước mới có sau, được và mất chỉ là một mà thôi. Được không khác mất, mất không khác được. Nói cụ thể hơn, tài mệnh, phúc đức của mình là do mình may mắn làm ra, chẳng Phật nào cho cả. Đó là ý nghĩa của “Mệnh do mình tạo ra, phúc do mình tự cầu.”
Lục tổ Huệ Năng dạy, "Pháp này phải đến trong tánh Phật mà cầu, chớ hướng ngoài thân mà cầu, tự không có bổn tâm. Phải tự thấy bổn tâm, mê thì làm chúng sinh còn giác tức là Phật.”
Chúng ta phải tự cầu chính tâm mình. Tâm mình tự ban cho chính mình những thứ mong muốn đó chứ không có Trời, Phật, Bồ Tát, Thần, Chúa nào có thể ban được cho chúng ta cả. Người Pháp có câu ngạn ngữ: Vouloir c'est pouvoir! Literally means, “Wanting is being able to or where there’s a will, there’s a way.” Tôi tạm dịch theo ý mình, “Muốn là được!” Tương tự, “you reap what you sow,” theo tôi định nghĩa, “gieo nhân, gặt quả.”
Lý Tiễu Long tuyên bố, “Bạn hãy chờ xem, tôi sẽ là minh tinh Á Đông thượng thặng nổi tiếng nhất thế giới.” (You just wait. I'm going to be the biggest Oriental super star in the world. Bruce Lee)
Ông ta nói: Niềm tin mãnh liệt vào chính khả năng và tâm thức của mình sẽ bảo đảm thành công vì tâm thức là nguồn gốc tạo ra vật chất hiện hữu. “The consciousness of self is the greatest hindrance to the proper execution of all physical action.” Bruce Lee
Theo Phật Giáo: Tất cả từ Tâm mà ra. Lý Tiễu Long biết rất chính xác mình muốn gì, biết làm sao để đạt được và khi nào mình sẽ được như ý. Nếu ông ta còn sống đến bây giờ thì những những mục tiêu mà ông đả vạch ra ở trên thật quá khiêm nhường so với tài năng vượt bực của ông ta. Chắc chắn, ông đả không những đạt được những mục tiêu đó mà còn đạt được nhiều hơn là ông mong muốn. Điều này chứng minh là chúng ta muốn gì được nấy. Đôi khi cầu mong những cái vật chất tầm thường, vô thường nhưng lại sẽ được những cái khác cao thượng hơn.
Những điều bút sa như đinh đóng cột, mong muốn trên của Lý Tiễu Long là mong cầu đạt được danh vọng và giàu sang để không còn bị phối bởi tài chánh và tham vọng nữa. Sau đó, ông ta mong muốn sẽ đạt được an tâm kiến tánh, an lạc và hỷ xả. Cũng như đa số chúng ta cầu cho được giàu sang, quyền lực, muốn gì làm nấy, rồi sẽ tu Tâm, và sống trong hạnh phúc lâu dài. Họ Lý nói, “I will live the way I please and achieve the inner harmony and happiness.” Ông đả được toại nguyện, đạt được cái mục đích mong muốn cao qúy nhất: Tâm thân an lạc sớm hơn dự định. Ông đả chiến thắng được vòng nhân sinh, thay vì phải trải qua ải Lão và Bệnh, Lý Tiễu Long một bướt xuyên qua cửa Tử để có được cái tái Sinh.
Luân hồi sanh tử mới chính là cứu cách tối thượng chứ những điều ông ta mong muốn ở trên không cần thiết nửa, không phải quan trọng vì không ai mang theo được, sau khi đã đạt được cái tử. Âu Mỹ có câu: Coi chừng điều mình ước (Be careful what you wish for!) Theo tôi thì Tâm sẻ cho mình điều mình cần thiết chứ không cho mình điều mình tham muốn. Tâm cho ta cái nhu cầu cần thiết hiện tại và sẽ lấy lại cái không cần thiết khác. Phải có vơi rồi mới đầy được; không thể chêm thêm nước vào ly còn đầy tràn nước được. Muốn chất thêm gánh hàng nặng trên một chiếc xe, nhỏ bé, yếu đuối thì phải bớt đi những gánh nặng khác không cần thiết nhất thời trong lúc hành trình đầy gian khổ trước mắt. Thói thường, chúng ta không nở bỏ được cái sở hữu đã có bên lề đường, mà khi phải bỏ lại, biết mình sẽ mất nó đi, thì rất đau đớn lòng. Mà không xả bỏ nó thì còn đâu có chỗ để chất gánh thêm những điều mà mình đang mong ước. Muốn có trí tuệ thì phải xả bỏ (empty) cái đầy vô minh (full of fool) trước. Phải hết ngu dốt, mới được trí khôn. Muốn có được ‘đầy’ trí tuệ (full of wisdom) thì trước hết phải xả hết ‘lậu’ để không còn cái ‘đầy’ vô minh (emptiness of full ignorance) nữa.
Lục Tổ gọi là “An Tâm, Kiến Tánh!” Mà Xả có nghĩa là buôn bỏ (non-attach) không bám trụ nữa, “Vô Sở Vô Trụ, Nhi Sinh Kỳ Tâm.”
Bình Luận Bài Viết