Đạo Phật nhiều hệ phái nhưng căn bản giống nhau (Four Noble Truths and Eight Paths). Vì trí tuệ và kiến thức của mỗi người khác nhau, Ông Siddhartha, theo điều tôi đọc, khi nói chuyện về cách tu hành của mình, dựa trên trình độ của người đối diện.
Đạo Phật uyển chuyển, cởi mở; dân chủ hóa Ấn Độ Giáo, không ôm lấy hệ thống giai cấp (caste system); vì thế, giới gọi là Untouchables (tên mới là Dalits) ở Ấn theo Đạo Phật ngày càng đông, đang làm phục hồi Đạo Phật ở Ấn. Hơn nữa Đạo Phật không khắc khe và chật hẹp như 3 đạo xuất nguồn từ Trung Đông (Đạo Do Thái và 2 đứa con tinh thần Đạo Ki Tô và Đạo Hồi) khi đến đâu đều hoà đồng với đạo/triết lý/niềm tin bản xứ. Ví dụ:
-Đến Tàu: hoà với Đạo Lão/ Lão Giáo đưa ra Chan Buddhism
-Đến Tây Tạng: hoà với Đạo Bon, đưa ra hệ phái gọi là Vajrayana Buddhism.
-Đến Vietnam: đưa tới ý niệm Trời-Phật trong giới bình dân.
-Đến Âu Mỹ, chỉ thuyết giảng về đạo qua sách và nói chuyện, đường đi của mình, không nhấn mạnh tính cách tôn giáo, không đả phá Đạo Ki Tô, không mời mọc theo Đạo Phật, không gõ cửa nhà của tư nhân để quảng cáo đạo của mình, chỉ mời dân bản xứ đến nghe nói chuyện và tập thiền. Ai sau đó, muốn bỏ Đạo Ki Tô theo Đạo Phật là tuỳ hỹ. Đại đa số dân Âu Mỹ theo Đạo Phật là dân trí thức.
Khác với Đạo Ki Tô, với Đạo Phật, phần đông là Người Tìm Đạo, chớ không phải Đạo Tìm Người.
Khác với Đạo Ki Tô, Đạo Do Thái không tin vào sự truyền bá và không chấp nhận sự theo đạo tức khắc mà không chuẩn bị hiểu thấu đáo đạo. Phần đông những tín đồ mới là tự gia nhập qua hôn nhân và phải có một thời kỳ học hỏi lâu dưới sự hướng dẫn của một giáo sĩ rabbi rồi muốn được cho vào đạo.
Khác với Đạo Ki Tô, Đạo Phật và Đạo Do Thái không tin vào đám đông, tự tin vào chân lý của mình, không gõ cửa truyền bá, không gửi người đi truyền giáo khắp nước trên thế giới và không lợi dụng sự làm Từ Thiện để kiếm tín đồ mới. Nietzsche có một nhận xét rất tinh tế (hình như trong “The Antichrist “ hoặc ‘Twilight of the Idols”, tôi không nhớ rõ) về tại sao Đạo Ki Tô thích quảng cáo đạo mình và hăng say tìm tín đồ mới. Xin mời đọc 2 quyển sách rất ngắn đó. Nietzsche là một tư tưởng gia, tâm lý gia, và văn sĩ có rất nhiều ảnh hưởng đến triết gia và văn thi sĩ cũng như giới trí thức của những thế hệ sau. Nietzsche cũng là một thi sĩ và nhạc sĩ, viết Tiếng Đức (còn giỏi Tiếng Hy Lạp cổ, Latin, và Pháp) trong sáng dễ hiểu, và tự hào là trong lịch sữ Tiếng Đức cận đại chỉ có ông ta và thi sĩ Heine viết Tiếng Đức hay nhất. Nietzsche là một Cao Bá Quát của văn học Đức. Freud xác nhận là học rất nhiều từ Nietzsche.
Trân trọng,
Bình Luận Bài Viết