Bản thiết kế được vẽ trên vải dày bằng các sắc tố khoáng tự nhiên từ hơn 320 năm trước. Cấu trúc của các tòa nhà, thậm chí là các trụ gỗ, đã được vẽ rất chi tiết.
Dự án nói trên nhằm bảo tồn các tài liệu và hợp tuyển cổ của Cung điện Potala với kinh phí 300 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 1000 tỉ VNĐ) được chi bởi chính phủ Trung Quốc.
Các chuyên gia đã làm việc để bảo tồn bằng cách số hóa cũng như vào sổ hơn 2.800 tập tài liệu cổ trong các thư viện của Cung điện Potala. Cung điện biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng này lưu giữ 40.000 tập tài liệu cổ, chủ yếu là kinh điển, y học, âm nhạc, biên niên sử và thư tịch Phật giáo.
Padma Losang thuộc Văn phòng hành chính Cung điện Potala cho biết, năm nay đánh dấu lần đầu tiên dự án được chuyển sang giai đoạn số hóa. Padma Losang giải thích rằng họ đã xây dựng một cơ sở dữ liệu để bảo vệ và bảo tồn tốt hơn các di sản văn hóa kinh điển này.
Tài liệu cổ Cung điện Potala (Ảnh chụp màn hình/CCTV)
Dự án nói trên gồm bốn phần: bảo vệ phòng ngừa, bảo vệ và sửa chữa khẩn cấp, số hóa, trưng bày và sử dụng.
Hiện tại, các tài liệu và văn bản cổ của Cung điện Potala đang được bảo tồn trong các nhà nguyện của các stupa lăng mộ và các tác phẩm điêu khắc Phật giáo, hội trường và một số thư viện khác