Nắng đồng bằng Nam Bộ đang vào hồi nóng gắt, thời gian chiếu và nhiệt độ không khí khá cao gây bốc hơi nước bề mặt và tác động đến sức khỏe con người, chưa kể đến báo động về tầm mức đáng ngại của tia UV. Lượng tiêu thụ nước của cơ thể tăng lên, ngoài thị trường riêng mặt hàng dừa tươi được bán với số lượng cao chưa từng có phục vụ giải khát.... Các bệnh liên quan thời tiết nóng bức cũng đáng ngại, nhất là với trẻ con và người lớn, người lao động ngoài trời.
Mùa nắng nóng này khiến nhớ về một món thực vật đắc dụng một thời nay ít được nhắc đến: rể tranh.
Tranh khác chanh. “Tranh” ở đây là một loài thực vật có sức sống dẻo dai kỳ lạ mọc ở các bờ ao, mương, trong vườn, hình dáng thân lá dạng như xả (một loài có tinh dầu) và sức sống, đặc thù sinh tồn có nét tương đồng. Cũng như xả, tranh lá có cạnh sắc bén nếu không khéo dễ gây cứa chảy máu tay khi nhổ, lá tranh thon và dài hơn xả. Tranh một thời được khai thác lá phục vụ lợp mái nhà bằng cách bện lại thành lớp lớp che nắng mưa cho những tổ ấm nghèo, “tranh tre nứa lá”- “một mái nhà tranh hai quả tim vàng” là vậy...
Tranh mọc thành đám dày đặc, rể đan bên duoi đất và kỳ lạ khi rreer trổ lên mặt đất trắng một màu và cứng nhọn, dẫm lên rể tranh đau lắm. Đấy, “rể tranh”- một bộ phận của loài thực vật.
Rể tranh đào lên, rửa sạch, nấu nước uống giải nhiệt tuyệt vời lại có vị thanh ngọt nhẹ dễ chịu. Chính xác rẻ tranh là một vị thuốc trong đông y.
Cũng có thể nấu – sắc rể tranh tươi trong ấm nhôm hay đất nung (đất nung hay hơn) với lượng nước nhiều, dùng như một loại trà, uống không cần hạn chế, giải khát trong mùa nóng. Cũng có thể phơi khô rể tranh để dùng dần. Thức này không hề kiêng kỵ, người lớn trẻ em đều dùng tốt, lành.
Vào vườn, bờ ao, mang theo rổ và dao hay dá, tỉ mẩm đào xới lượm rể tranh cũng thú lắm, trong tiếng chim, bóng râm và tiếng chim hót. Tỉ mẩm đào xới vì cần dưỡng thảm tranh để xài lâu dài, lấy rerer từng đoạn, không nhổ bứng tiệt cho tranh phục hồi.
Nắng nóng nhâm nhi nước từ rể tranh, còn gì bằng!
Nguyễn Thành Công