Du Chính Thanh, một trong bảy quan chức quyền lực nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi người dân địa phương hãy "vững kiên quyết chống lại ảnh hưởng của nước ngoài đối với Phật giáo Tây Tạng” nhân một chuyến thăm tới khu vực Himalaya, Tân Hoa Xã cho biết.
Báo cáo không nói rõ các ảnh hưởng của nước ngoài bị cáo buộc.
"Chúng ta phải hướng dẫn và hỗ trợ các nhân vật đại diện Phật giáo Tây Tạng sử dụng các nguyên tắc hàng đầu của các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi để truyền bá giáo lý, và thúc đẩy sự thích nghi của Phật giáo đối với xã hội xã hội chủ nghĩa", Du nói thêm trong ý kiến tại tu viện Galden Jampaling.
Bắc Kinh nói rằng quân đội của họ đã 'giải phóng Tây Tạng một cách hòa bình' vào năm 1951 và khẳng định kể từ đó đã mang lại sự phát triển đến một khu vực trước đây vốn lạc hậu - nơi nông nô bị bóc lột.
Nhận xét khác của ông Du nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế và xây dựng các đường dây tải điện.
Tuy nhiên, thực tế thì nhiều người Tây Tạng buộc tội các quan chức đàn áp tôn giáo và làm xói mòn nền văn hóa của họ, và thêm rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác để mang lại lợi ích cho dân tộc Hán chiếm đa số của Trung Quốc và để lại các thảm họa môi trường.
Hơn 140 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009 để phản đối sự cai trị của Bắc Kinh, theo thống kê từ các nhóm nhân quyền. Hầu hết đều đã chết.