Giáo lý và thực hành của Thiên Thai tông dựa trên Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika-sutra) – đây cũng đồng thời là cơ sở của hai trường phái Tịnh Độ (Pure Land) và Nhật Liên (Nichiren). Vì dựa vào Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nên đôi khi Thiên Thai tông cũng được gọi là Pháp Hoa tông (tiếng Trung: Fa-hua; Nhật: Hokke) nhưng tên gọi phổ biến nhất của tông phái này là T’ien-T’ai (Trung Quốc) hay Tendai (Nhật Bản). Những giáo lý của Thiên Thai tông được phát triển từ khu vực núi non phía đông nam Trung Quốc.
Lịch sử của Thiên Thai tông
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được dịch sang tiếng Trung Quốc vào thế kỉ thứ 5 bởi Kumarajiva và được giảng dạy ở phía bắc Trung Quốc bởi các nhà tu hành và những tổ sư đầu tiên là Huệ Văn và Huệ Tư. Trí Di, một đệ tử của đại sư Huệ Tư, định cư trên núi Thiên Thai ở phía đông nam Trung Hoa và thành lập một ngôi chùa nổi tiếng tại đây. Trí Di được xem là người sáng lập của trường phái Thiên Thai vì đại sư chính là người lý giải có hệ thống và sáng rõ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Phật giáo Thiên Thai đến Nhật Bản thông qua những giáo lý của Tối Trừng (Saicho), một đại sư Nhật Bản đã từng tu học trên núi Thiên Thai, Trung Quốc. Sau khi trở về Nhật Bản, đại sư Tối Trừng đã thành lập phái Liên hoa Thiên Thai và mở một ngôi chùa quan trọng trên núi Hiei. “Cùng với Chân Ngôn tông, tông phái có quan hệ mật thiết với Thiên Thai, Thiên Thai tông có lẽ đã có những ảnh hưởng tôn giáo và triết học lớn nhất đối với tinh thần Nhật Bản”.
Tín ngưỡng và Thực hành Thiên Thai tông
Phật giáo Thiên Thai đã có một trào lưu dung hợp với các trường phái Phật giáo khác, từ giới luật đến Chân Ngôn và Thiền cũng như Thần Đạo – thứ tôn giáo bản địa của người Nhật – nhưng trọng tâm của tông phái này vẫn là kế tục những giáo lý của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa dạy cách để đốn ngộ, đạt được chánh quả.
Đức Phật trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa dạy môn đệ 3 con đường để đạt chánh quả:
Một là, Srakakayana (“con đường của môn đệ”), tức là con đường của những người tìm cách trở thành một A La Hán.
Hai là, Pratyeka-buddhayana, tức là con đường của những người tìm kiếm đốn ngộ cho bản thân mình.
Ba là, Bodhisattvayana (“con đường của Bồ tát”), tức là con đường của những người trì hoãn sự giác ngộ của mình để giúp đỡ những người khác đạt đến giác ngộ.