Ngày 14/7/2021, Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi Tăng Ni, Phật tử phát tâm tham gia thiện nguyện phòng, chống dịch Covid-19, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại TP.HCM, rất cần bổ sung và tăng cường về nhân sự y tế tại chỗ cho tuyến đầu chống dịch. Có thể nói đây là lời hiệu triệu thiết thực thể hiện tinh thần "Đạo Pháp- Dân Tộc- Phụng Sự", trải dài trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã và đang tiếp nối. Đó chính là tinh thần nhập thế của đạo Phật được kết tinh từ lý tưởng Bồ Tát hạnh theo Kinh Hoa Nghiêm.
Giữa lúc Sài Gòn đau nặng, đại dịch hoành hành, thì nhiều ngôi chùa Phật giáo tại Tp. HCM như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bửu Đà, chùa Giác Ngộ, chùa Tường Nguyên v.v… cùng với Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước đã trở thành hậu phương vững chắc cho tuyến đầu chống dịch. Không chỉ là lực lượng hậu cần chăm sóc từng bữa ăn cho các Y Bác Sĩ tại các bệnh viện dã chiến, các tình nguyện viên cũng như đồng bào tại các trung tâm cách ly. Mà còn huy động trang thiết bị y tế để gửi tặng cho lực lượng y tế tham gia chống dịch. Bên cạnh những chuyến xe chở rau củ quả từ mọi miền đất nước tiến về Sài Gòn để chia sẻ với nhân dân.
Hầu như Tăng Ni Phật tử đã có mặt trên mọi mặt trận tình nguyện để chia sẻ với đồng bào. Dù ở tâm dịch Sài Gòn hay bất cứ nơi nào hiểm nguy mà nhân dân cần đến. Ngay cả trước khi có lời kêu gọi của Thành Hội Phật giáo Việt Nam Tp. HCM, đã có các Phật tử trong hàng ngũ tình nguyện viên xung phong vào tuyến đầu chống dịch từ buổi đầu đầy nhiệt huyết, nhờ thấm đượm tinh thần "cứu khổ ban vui, vô ngã vị tha" của đạo Phật.
Nếu như trong cơn lũ lịch sử miền Trung năm 2020, Tăng Ni Phật tử toàn quốc hướng về khúc ruột miền Trung đang quặn mình đau đớn, thì giữa đại dịch năm 2021 một lần nữa cộng đồng Phật giáo lại đồng tâm hướng về Sài Gòn. Nơi đầu tàu kinh tế của toàn quốc đang bị khủng hoảng. Đem tất cả năng lực từ bi, vô uý để dấn thân phục vụ, nhằm xoa dịu nỗi đau của người dân tại Tp. HCM trong cơn khốn khó. Có thể nói tình Dân Tộc nghĩa đồng bào được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính tình thương vô điều kiện ấy, đã được hun đúc từ trong cái nôi văn hoá Phật giáo, vốn dĩ đã trở thành truyền thống Dân tộc, bất kỳ ai cũng mong muốn được sẻ chia khi Tổ quốc cần!
Cho nên, lời kêu gọi Tăng Ni Phật tử gia nhập vào tuyến đầu chống dịch của Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đúng lúc tâm dịch Sài Gòn quá tải, đó là lời kêu gọi sáng suốt kịp thời, tái khẳng định "Sứ mệnh Phật giáo luôn đồng hành cùng Dân tộc". Điều ấy làm cho chúng ta không khỏi xúc động, khi nhớ lại hình ảnh 27 nhà sư tại chùa Cổ Lễ - Nam Định, đã làm lễ cởi áo Ca Sa khoát chiến bào, để cùng giải nguy cho Dân tộc trước tình thế ngàn cân treo trên sợi tóc, khi giặc Pháp ồ ạt tấn công chiếm đóng Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, vào cuối thập niên 1946.
Năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng giàn khoan Hải Dương 981, nhằm tái khẳng định chủ quyền đường lưỡi bò một cách vô lý, thì những ngôi chùa tại đảo Hoàng Sa như chùa Sinh Tồn, chùa Song Tử Tây, chùa Trường Sa Lớn lại hiên ngang mọc lên cùng dân quân bám đất giữ đảo. Nơi nào có người Việt thì nơi đó có chùa, dù là biên giới hay hải đảo xa xôi, để khẳng định chủ quyền Dân tộc, vậy mà báo chí không ngừng lên án hiện tượng chùa to, Phật lớn suốt mấy năm qua, mà không hề nghĩ đến sự hy sinh của Phật giáo.
Huống chi đây là cuộc chiến được xác định là "vào sinh ra tử", vì hiện tại nguy cơ phơi nhiễm rất cao. Nhưng Phật giáo vẫn không từ chối, dù là hy sinh tài sản hay nhân lực để cống hiến cho Dân tộc. Đây là dịp để chư Tăng Ni Phật Tử thể hiện trọn vẹn năng lực vô uý của Tâm Bồ Đề bằng tinh thần phụng sự vô ngã. Sẵn sàng chấp nhận mọi mất mát, hy sinh bởi "tứ đại giai không, ngũ ấm vô ngã" mà báo đáp tứ trọng ân, cũng như hiện thân vào chốn khổ đau, tuyệt vọng để lan toả thông điệp từ bi của Đức Phật.
Đó là lý tưởng Bồ Tát Đạo của Phật giáo Đại Thừa, cũng là giá trị cốt lõi của Phật Giáo Việt Nam. Nghĩa là khi Tổ quốc gọi, "Tăng Ni Phật Tử" lại tiếp tục lên đường, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mặc cho trước đó, truyền thông chính thống liên tục xuyên tạc, Bộ Tài Chính đã ban hành dự thảo quản lý thu chi tiền công đức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của Tăng Ni, thì cộng đồng Phật giáo vẫn không so bì, chỉ mong trọn "tình Dân tộc, nghĩa đồng bào".
Trái lại, ngày 14/7/2021, trên trang "Công Giáo: Đạo Vào Đời" lại sách động cư dân Sài Gòn biểu tình lật đổ chế độ, sau làn sóng nổi dậy tại nước Cu Ba, nếu như Ban Chỉ Đạo phòng chống dịch bệnh tại Tp. HCM vẫn cứ tiếp tục thực hiện giản cách xã hội theo chỉ thị 16, họ xem đây là hành động để được Chúa chúc lành !
Trước tình trạng dịch bệnh lan rộng, nạn đói đe dọa và người dân bị thất nghiệp hay đứng trước nguy cơ phá sản, tình trạng lương thực khan hiếm, đã làm cho lòng người bất an. Trong khi, ai cũng muốn giành giật lấy sự sống, ra sức chữa lành vết thương cho Sài Gòn đang ngủ, thì họ lại muốn đẩy người dân vào chỗ điêu đứng hơn nữa, nhằm phục vụ cho âm mưu bành trướng và thôn tính Dân tộc bằng mọi thủ đoạn. Điều ấy hoàn toàn trái hẳn với Phật giáo. Đằng sau những hình ảnh vài nhà thờ chia sẻ khó khăn cùng người dân Sài Gòn trong đại dịch là cả một âm mưu chính trị.
Như vậy, đâu là truyền thống "Kính Chúa, Yêu Nước" của ngoại đạo khi chưa hề từ bỏ âm mưu thống trị Dân tộc qua các bài Kinh Nguyện “Kinh dâng mọi người Việt Nam cho Đức Mẹ Chúa Trời” và "Kinh dâng nước Việt Nam cho trái tim Mẹ". Hay họ đang tiếp nối truyền thống làm tay sai cho bọn thực dân Pháp xâm lược?
Vậy mà chính quyền Tp.HCM mặc nhiên công nhận nhà thờ Đức Bà trở thành biểu tượng của Sài Gòn trên mọi lĩnh vực truyền thông. Không những vậy, mà còn đẩy mạnh chủ trương công nhận các nhà thờ làm di tích văn hoá, cần bảo tồn và gìn giữ. Điển hình là xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố cho nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm (TP.HCM) sau khi đập nát chùa Liên Trì, trong khi cùng là cơ sở Tôn giáo lâu đời tại vùng đất này. Bên cạnh đó, báo Người Lao Động ngày 2/7/2021, lại tiếp tục đề nghị tôn vinh những cơ sở Công Giáo được cướp từ tay Phật giáo như Nhà Thờ Đức Bà.
Xót xa hơn, tại sao Bộ Tài Chính chỉ nhắm vào tiền công đức của Phật giáo mà không hề đề cập đến tiền lễ, tiền dâng của Công Giáo? Tại sao có những tôn giáo luôn tìm cách gây bất ổn chính trị, công khai chống đối chính quyền, nhất là lúc đại dịch hoành hành luôn được truyền thông bảo vệ và hướng đến tôn vinh? Tại sao báo chí chưa từng đề cập, mổ xẻ đến việc khai thác đất để xây dựng trung tâm Hành Hương Núi Cúi của Tòa Giám Mục Xuân Lộc là phá rừng chiếm đất hay bảo vệ môi trường?
Ngay cả việc Linh Mục Nguyễn Đức Hữu (Đắk La - Đắk Hà - Kon Tum) có những hành động xem thường Pháp luật và tính mạng của nhân dân, khi cả nước đang gồng mình chống dịch (Truyền Hình Kon Tum phản ánh) Nhưng tất cả báo đài vẫn phớt lờ im lặng, không dám đưa tin trước những việc tày trời như thế. Còn những tin tức bất lợi cho Phật giáo, dù là bịa đặt, thì cả một hệ thống truyền thông chính thống đồng loạt nhảy vào chia sẻ, nhào nặn, không cần kiểm chứng, nhằm triệt tiêu niềm tin của quần chúng đối với Phật giáo. Dù Tăng Ni Phật Tử có lên tiếng phản đối, thì lũ kềnh kềnh báo chí vi phạm luật báo chí ấy vẫn không hề xin lỗi, tháo gỡ những bài đăng tin sai sự thật, hoặc nếu có xin lỗi thì chỉ xin lỗi cho có lệ. Hầu như không có cơ quan chức năng nào can thiệp trước những thông tin sai lệch về Phật giáo, trừ khi Tăng Ni Phật tử đấu tranh tới đỉnh điểm.
Sự hy sinh của Phật giáo là sự hy sinh vô ngã, vì Đạo Pháp còn là Dân tộc còn. Giữa chủ trương cống hiến và lật đổ, xây dựng và chia rẽ, trong khi đều là tôn giáo. Tại sao Bộ Tài Chính chỉ nhắm đến quản lý tài chính Phật giáo? Tại sao sự hy sinh ấy lại được đáp trả bằng một dự luật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn vong của Phật Pháp mà trong suốt hơn 2000 lịch sử Phật giáo chưa từng có? Chẳng lẽ những giá trị cơ bản nhất về đạo đức xã hội ngày nay đã bị đảo lộn? Càng chống đối, muốn lật đổ, gieo tang tóc cho Dân tộc thì càng được tôn vinh? Đó là sự trớ trêu của sự phân biệt đối xử truyền thông với Phật giáo mà Tăng Ni Phật tử từng hứng chịu.
Do đó, ngoài việc tiếp tục cống hiến cho Dân tộc cùng vượt qua đại dịch, rất mong cộng đồng Phật giáo sẽ đấu tranh tới cùng với dự thảo thông tư phi lý của Bộ Tài Chính. Phải chăng phụng sự Dân tộc là có tội?
Lý Diện Bích