Theo nguồn tin chính thức, công việc khai quật di tích “Ban Faqiran” đã hoàn thành hồi tháng ba năm nay, sau đó quá trình bảo tồn được cho là đã được tiến hành bởi Cục Khảo cổ học và Bảo tàng (DOAM).
Nguồn tin cho biết các di chỉ khảo cổ học quan trọng khác nhau ở thủ đô Islamabad bao gồm “Sarai Kharbuza” và các địa điểm khác đang trở thành nạn nhân của các yếu tố tự nhiên cũng như bị xâm hại bởi những người dân địa phương do các nhà chức trách vô trách nhiệm trong việc bảo tồn.
Các di chỉ khảo cổ học sau khi khai quật cần có các biện pháp bảo tồn bởi các chuyên gia theo thời thời gian và việc bảo tồn chúng phải được xem là một hoạt động thường xuyên để cứu lấy những di sản quý giá này cho các thế hệ mai sau cũng như thu hút du khách.
Công tác khai quật di tích di sản thứ tư của “Ban Faqiran” gần 2000 năm tuổi ở thủ đô Islamabad là lĩnh vực hoạt động lần đầu tiên được DOAM thực hiện sau khi sửa đổi điều thứ 18 của Hiến pháp Pakistan, nguồn tin tiết lộ.
Những cổ vật được khai quật từ di tích này hiện được lưu giữ trong bảo tàng để tiến hành nghiên cứu, phổ biến giáo dục, phát triển du lịch và hướng đến du khách.
Dự án này – trị giá 2 triệu Rupi Pakistan (khoảng 425 triệu VNĐ) – nhằm tái cấu trúc mô tả văn hóa, thiết lập cổ vật, khám phá, khai quật và bảo tồn các di tích khảo cổ học tiềm năng tại thủ đô Islamabad, nguồn tin cho biết.
Ngoài ra, dự án sẽ phản ánh được hình ảnh quốc gia, khi các quan chức nước ngoài đến thăm, họ sẽ được chứng kiến các di sản và bảo tàng văn hóa – nơi lưu giữ các cổ vật.
Nguồn tin cũng tiết lộ các khoản quỹ dành cho khai quật và bảo tồn di tích Phật giáo này được cung cấp bởi Quỹ Di sản Văn hóa Quốc gia (NFCH) vào tháng 2 năm 2015, sau đó, cuộc khai quật đã được bắt đầu vào tháng 8/2015.