Các cuộc kiểm tra một trong số 52 bức tượng gỗ thường được gọi chung là Unchu Kuyo Bosatsu Zo (Các Bồ tát cầu nguyện trên mây) đã cho thấy người tạo ra chúng đã không ngần ngại thực hiện những hiệu chỉnh liều lĩnh – thậm chí cho đến những giây phút cuối cùng – để tạo ra một kiệt tác hoàn hảo cho ngôi chùa hiện nay là Di sản Thế giới UNESCO.
Một cuộc chụp CT đã được thực hiện tại Bảo tàng Quốc gia Nara ở Nara đã phát hiện ra rằng bức tượng gỗ nói trên, có tên là “số 14, phía nam” cao khoảng 60cm, đã được cắt thành từng mảnh ở vùng bụng và một mảnh gỗ nhỏ rất mỏng được nêm vào để thay đổi cấu trúc.
Mảnh gỗ – dài khoảng 30mm, rộng 5mm và dày 3mm, được đặt vào phần rãnh của eo phải, cho phép phần cơ thể bên trên của bức tượng gần như hướng sang trái, các nhà nghiên cứu cho hay.
Họ cũng cho biết rằng hoàn toàn không có vẻ như phần trên và phần dưới của bức tượng được chế tác riêng biệt. Họ tin rằng bức tượng Bồ Tát này sau khi hoàn thành đã bị cắt ra làm đôi để chỉnh sửa tư thế.
Trước đây, bức tượng số 14 phía nam này có một phần ghép vào ở phần bụng của bức tượng nhưng các lần chụp chiếu cho thấy những mạt gỗ trên đỉnh và phần dưới đã được nối lại với nhau. Điều đó chứng tỏ rằng hai phần của bức tượng được chế tác từ cùng một phiến gỗ.
Unchu Kuyo Bosatsu Zo là một di sản quốc gia của Nhật, được cho là tác phẩm của Jocho, một nhà điêu khắc lỗi lạc thời Heian (794-1185), người cũng đồng thời chế tác tượng Phật A Di Đà, bức tượng được thờ phụng chính tại ngôi chùa nói trên.
Ryusuke Yamaguchi, trưởng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Nara, cho biết Jocho đã cam kết thực hiện một trang trí lý tưởng cho Điện Phượng hoàng và ông đã chú ý rất chi tiết thậm chí một độ nghiêng rất nhỏ của bức tượng nhỏ nói trên.
Các bức tượng khác của Unchu Kuyo Bosatzu Zo, gồm 47 tượng Bồ Tát và 5 tượng nhà sư, cũng được chế tác theo kiểu lắp hai phần thân trên và dưới lại với nhau.
“Ý tưởng của Jocho dành cho Điện Phượng hoàng sẽ trở nên rõ ràng hơn thông qua các nghiên cứu trên các bức tượng Bồ Tát khác”, Yamaguchi phát biểu.
Unchu Kuyo Bosatzu Zo được treo trên trần xung quanh bức tượng Phật A Di Đà. Một số bức tượng Bồ Tát đang chơi các loại nhạc cụ hoặc nhảy múa. Không bức tượng nào có tư thế lặp lại