Theo tập tục người Lào, trong mùa chay, các nhà sư chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp hoặc giảng dạy, học tập tại chùa, không được ra khỏi chùa và đối với người dân thường, nếu đồng ý thụ lễ vào mùa chay thì không được xây dựng nhà cửa, cưới hỏi, uống rượu bia; chăm lo tu tâm, dưỡng tính, làm việc thiện, giúp đỡ mọi người theo giáo lý nhà Phật.
Trong ngày lễ hội mãn chay, trên khắp nước Lào, ai nấy không phân biệt già trẻ, trai gái, thường dân hay quan chức đều thường ăn mặc quần áo truyền thống, vẻ mặt vui tươi, đến chùa, dâng lễ vật lên các nhà sư (thường là xôi, hoa quả, bánh kẹo, …), nghe giảng kinh Phật,... Kết thúc ba tháng mùa chay, các nhà sư có thể ra khỏi chùa, đi khất thực hay giảng kinh ở nơi khác. Người thường đã thụ lễ vào mùa chay thì phát huy những điều tu dưỡng trong mùa chay, làm điều lành, kiêng điều dữ, sống hoà thuận, thân ái với mọi người.
Một hoạt động rất quan trọng trong ngày chính của lễ hội mãn chay là đông đảo người dân mà phần lớn là thanh niên nam nữ tham gia thả thuyền đèn trên sông Mê-công vào lúc sập tối trở về đêm. Thuyền đèn thường hình tròn, được làm bằng bẹ chuối, lá chuối hoặc lá dừa với đủ loại hoa mầu sắc rực rỡ và những ngọn nến lung linh, được thả xuống dòng sông kèm theo bao điều mơ ước tốt đẹp của chủ nhân.
Ngày lễ hội mãn chay chính thức năm nay rơi vào ngày 27-10 dương lịch. Ngay ngày hôm sau diễn ra chính thức lễ hội đua thuyền, như là một mốc khởi động cho sự vui chơi, giải trí, lập gia đình, làm nhà, mua sắm,… của người Lào.
Người đi lễ Phật phải đi chân trần
Đông đảo Phật tử tham dự lễ mãn chay năm 2015 tại chánh điện chùa Thạt Luổng.
Thuyền hoa được bày bán dọc bờ sông Mê-công trong lễ hội mãn chay 2015.
© Copyright 2025, Design by Triviet