Khi Covid – 19 tái bùng phát trong cộng đồng, biểu đồ cá nhiễm “lấp đầy” các địa phương, giãn cách áp dụng mạnh mẽ, siết chặt. Bạc Liêu đã có ca dương tính, F.1, F.2... nhiều, đóng băng một loạt hoạt động dịch vụ, tập trung đông người, dừng tuyến giao thông hành khách đi vào và xuất tỉnh; trong khi đó, TP HCM khẩn trương thích nghi tình hình mới với một loạt động thái chưa từng, một số nơi trong thành phố xuất hiện tình trạng đồng bào mùa vét hàng hoá dự phòng, có nhiều lo âu cho diễn tiến xấu hơn.
Loa truyền thanh và sóng phát thanh AM, FN liên tục phát cảnh báo tránh tập trung đông người, thực hiện 5K, “ hạn chế đi ra ngoài thuộc diện không cần thiết”...
Tôi tần ngần mang giày thể dục buổi sáng như thường lệ, lòng trĩu nặng: dòng xe cộ có vơi đi, đường thoáng, nét mặt ai nấy lo lắng, nhưng bà con nghèo vẫn tất tả mưu sinh cơm gạo, giãn cách hay gì chăng nữa bếp lửa vẫn cần gạo, thức ăn cho gia đình. Trên cầu, một chị làm lũ dáng từ quê ra, cắp thảy có mấy bó rau muống đồng, lội bộ ra chợ bán. Những đọt rau xanh non vút lên nhìn đẹp, có lẽ được hái dưới ao nhà vào chiều qua ... Tôi đã nhiều lần mua, một bó 5.000 đồng. Sau chị, một anh cũng đang làm lũ áo tơi công lưng đạp đẩy chiếc xe thô sơ đi mua phế liệu. Xe gắn máy dập dìu vào mọi hẻm nhỏ đường lớn với chiếc loa nhỏ: rau cải, ổi mận.. bà con ơi, như xuồng hàng trên sông ngày xưa. Một ký trái cây hay rau cải có khi cũng chỉ 5.000 đồng. Dì có tuổi sáng sớm đã tất bật với xe bánh mì, mưu sinh....
Covid 19 càn quét không chỉ đem tới tử vong, F.1, F.2..., các chủng mới virut corona đánh sập các công ty hungg mạnh nhất, chào đảo các sàn giao dịch, làm kiệt quệ ngân sách các quốc gia, sang chấn kinh tế vô cùng rõ rệt.
Giới giàu, có nguồn lực dự trữ, nhiều doanh nghiệp “ ngủ đông” trong khủng hoảng hay chuyển đổi, sắp xếp, cơ cấu lại để thích nghi: Thế giới đi động kinh doanh thêm các mặt hàng để khai thác hạ tầng sẵn có, bao gồm cả xe đạp và đồng hồ; nhiều hộ giàu có mở tiệm bán thực phẩm đáp ứng nhu cầu mới trong dịch, có doanh thu... Trong khi đó phận nghèo ít có lựa chọn, họ không thể “ ngủ đông” dù chỉ một ngày, cũng không có gì để chuyển đổi; công nhân từ các công ty thất bát, nông dân không đất, thị dân nghèo... vẫn tất tả nắng mưa mưu sinh, như những gì tôi thấy sáng hôm nay ở một nơi xa xôi cách Sài Gòn chừng 300 cây số, mà trên ấy cũng vậy thôi.
Những tiếng rao phiền não trên đường: người nghèo vẫn phải bưon chải trong giãn cách dù họ hiểu nguy cơ, bưpn chải cơ cực hơn nhiều lúc thường, bó rau muống non xanh bán còn rẻ hơn, và không dễ bán. Covid 19 đánh mạnh hơn vào dân nghèo?
Anh chị em cô chú khó nghèo vẫn ra đường, họ thuộc diện cần thiết, để sinh tồn, không thể khác.
Lại nhớ, khi còn sống, cha nuôi của tôi thường nói nhỏ nhẹ mỗi khi tôi than thở vì khó khăn: trong ruộng người ta khổ hơn nhiều.
Và, ông nói đúng.
Thương.
Nguyễn Thành Công
Viết từ Bạc Liêu