Mộc bản ngày nay là đối tượng bảo tàng văn hoá, dấu ấn của quá khứ...
Mộc bản – nét đặc sắc của thời phong kiến:
Thời đoạn dài lâu ở Phương Đông, chữ viết được ghi và lưu giữ trên nhiều chất liệu mà nếu nhìn theo cách ngày nay sẽ thấy vô cùng độc đáo, đấy là một lịch sử tinh tế gắn với chữ viết.
Khoa học lịch sử đã biết rõ quá trình “ viết” và lưu trữ văn bản trên đủ loại vật liệu trước khi dùng giấy, trong đấy “ghi” trên gỗ chiếm vị trí nổi bật và đã để lại cả kho tàng quý giá cho hậu thế, được gìn giữ công phu ở nhiều nước Á Châu như VN, TQ, Nhật Bản....
Mộc bản, từ Hán Việt, tức bản gỗ- bản chữ khắc trên gỗ. Nhiều triều đại phong kiến Phương Đông đã dùng phương thức này cho công việc như việc in ấn xuất bản ngày nay: các văn kiện quan trọng, tác phẩm văn học có giá trị được khắc lên gỗ công phu để quảng bá và lưu giữ. So với việc in ấn tin học hoá hiện đại, công việc của tiền nhân làm với các phiến gỗ thực quá kỳ công. Riêng Nhà Nguyễn VN, triều đình Huế, đã để lại khối lượng mộc bản rất lớn, là tài sản quốc gia được nhà nước bảo tồn.
Phật giáo và mộc bản:
Đạo Phật mở rộng ảnh hưởng, hoằng pháp, phát triển thông qua phát hành, thuyết giảng kinh sách. Mộc bản từng đóng vai trò quan trọng cho công việc quan trọng ấy: các bản kinh khắc trên gỗ thành tài sản thiêng liêng của tăng đoàn trong một thời gian không ngắn và vẫn để lại dấu ấn đến tận ngày nay ở một số ngôi chùa cổ. Cố đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ từng xuất hiện ở một đoạn video chính thức quay tại tổ đình Viên Minh ( Phú Xuyên, Hà Nội), Ngài nâng niu các bản kinh khắc gỗ được gìn giữ trong tháp ở tổ đình, với số lượng khá lớn. Hiện nay, ở Bắc Bộ- Miền Trung- Nam Bộ có bao nhiêu ngôi chùa gìn giữ mộc bản kinh sách như Tổ đình Viên Minh? Đặc điểm lịch sử, loại kinh sách, loại bản gỗ và cách thể hiện con chữ? Vấn đề nghiêm túc này cần được Giáo hội Phật giáo VN quan tâm.
In trên bản gỗ - giữ nét xưa nơi cửa thiền:
Mái chùa che chở hồn che chở hồn dân tộc- câu này sâu sắc lắm. Dòng thời gian trôi nhanh với biết bao thăng trầm, nhiều giá trị bị phai nhạt dần, xói mòn văn hoá dân tộc. Mái chùa, từ kiến trúc hạ tầng thiền môn đến duy trì truyền thống tu học, sinh hoạt, nhạc lễ....đã bảo tồn hồn vía dân tộc hữu hiệu hơn bất kỳ chủ thể nào. Đấy chính đóng góp cao quý của Phật giáo cho xứ sở. Không ít giá trị bản sắc Việt giờ chỉ có thể tìm thấy ở chùa.
Một số ngôi chùa vẫn còn gìn giữ các bản gỗ để in các thông điệp tâm linh vào những dịp, như lễ tết: mực tàu mài, quét lên bản gỗ, ép phiến giấy lên cho thấm, gỡ nhẹ và hong khô, đóng ấn. Nét xưa phảng phất ngay thời 4.0
Hoàn toàn dễ dàng in hàng loạt bằng công nghệ in hiện đại, song giá trị chính ở thủ công tái hiện cảnh ngày xưa.... Công phu mài mực trong tiếng chuông, mõ, trong thiêng liêng khói hương, văn hoá thô mộc ở đó.
Ảnh hưởng xã hội, nhiều ngôi chùa “ hiện đại hoá” cách đáng tiếc khi dùng nhang điện, hoa quả bằng nhựa, máy niệm Phật, bỏ đèn dầu bên cạnh xe máy, điều hoà....khiến sự che chở hồn dân tộc như vơi chao nhiều.
Phật giáo đi cùng văn hoá trong từng xứ sở, hãy ráng giữ gìn...
Nguyễn Thành Công