Nhóm tấn công đã thiêu rụi và phá hủy nhiều tu viện và chùa chiền ở Tanjung Balai vào sáng thứ bảy, ngày 30/7, sau khi một phụ nữ gốc Trung Quốc đã phản đối những lời kêu gọi cầu nguyện từ loa phóng thanh của một thánh đường (Hồi giáo – ND) trước nhà mình,
Một ngày sau sự cố, nghi phạm, được xác định là Ahmad Taufik đã đăng tải trên Facebook của mình: “Tanjung Balai náo loạn. Các tu viện bốc cháy. Vì tất cả những người anh em Hồi giáo của tôi, hãy gia nhập hàng ngũ. Hãy lặp lại thảm kịch 1998. Allahu Akbar”.
“Những khiêu khích hung hăng trên phương tiện truyền thông xã hội đã làm leo thang các xung đột bè phái”, Hengki Haryadi, Phó giám dốc tội phạm đặc biệt cảnh sát Jakarta cho biết.
Vụ bắt giữ hôm thứ ba được thực hiện sau khi cảnh sát ở Bắc Sumatra buộc tội tổng cộng 17 người phạm tội trộm cướp và phá hoại tài sản trong các vụ tấn công ở Tanjung Balai.
“Chúng tôi đã nhắc nhở các sát Tanjung Balai để theo dõi những hành động khiêu khích khác nữa”, ông Hengki nói. “Chúng tôi đã tìm thấy những tài khoản truyền thông xã hội kích động sự cố Tanjung Balai và chúng tôi đang truy đuổi thủ phạm”.
Ahmad đã bị buộc tội theo luật năm 2008 về thông tin và giao dịch điện tử và có thể đối mặt với án phạt lên đến 6 năm tù đồng thời phải nộp phạt 1 tỉ Rupiah (khoảng 1.690.000.000 VNĐ). Cảnh sát cũng đã tịch thu của Ahmad một máy tính xách tay và hai điện thoại di động.
Indonesia: Công Bố Tên 17 Nghi Phạm Tấn Công Các Chùa Phật Giáo Bắc Sumatra
Cảnh sát đã đưa ra tên của 17 nghi phạm gây ra hàng loạt các cuộc bạo loạn ở Tanjung Balai, Bắc Sumatra hôm thứ bảy, ngày 30/7, mặc dù kẻ cầm đầu vẫn đang tẩu thoát.
Phát ngôn viên cảnh sát quốc gia, Boy Rafli Amar cho biết các nghi phạm đã lợi dụng một hiểu lầm để tạo ra bạo loạn, cướp phá 8 ngôi chùa Phật giáo.
“Có 17 nghi phạm. Tám trong số họ liên quan đến trộm cắp và những kẻ khác liên quan đến hủy hoại tài sản. [Những kẻ quá khích] đang bị điều tra bởi các đơn vị tội phạm mạng phối hợp với Bộ Tin học trong điều tra pháp lý kĩ thuật số. Họ điều tra ai là người sử dụng tài khoản và vị trí của người sử dụng tài khoản”, tướng Boy phát biểu hôm thứ hai (02/8).
Cảnh sát sẽ tiếp tục giáo dục cộng đồng chống lại việc lạm dụng phương tiện truyền thông xã hội, tướng Boy nói thêm.
“Chúng ta đều là những công dân mạng, chúng ta đừng đăng tải những gì sai sự thật. Chúng tôi sẽ giúp đánh thức cộng đồng và những công dân mạng đặc biệt”, ông kết luận.
Sự cố hôm thứ bảy bắt đầu khi một số người dân nổi giận với một người phụ nữ gốc Hoa vì đã phản đối việc sử dụng loa phóng thanh ở một thánh đường Hồi giáo để truyền phát những lời kêu gọi cầu nguyện gần nhà bà này ở Tanjung Balai.
Tình hình trở nên căng thẳng sau khi có những khiêu khích được đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội.
Các báo cáo cho biết, có ít nhất 5 ngôi chùa Phật giáo bị hủy hoại và đốt cháy bởi đám đông giận dữ. Rất may là không có thương vong.
Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo đã chỉ đạo Tổng chỉ huy Cảnh sát Quốc gia Tito Karnavian hành động một cách kiên quyết đối với những hậu quả của các vụ tấn công tập thể, kêu gọi cảnh sát “đảm bảo không để sự cố xảy ra thêm lần nào nữa ở bất cứ đâu”.