Họ đã thảo luận về nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ, nhân chủng học, sử thi và số học vào ngày thứ 3 của Hội thảo.
Ông Rahar S Gupta, Trợ lý Giám tuyển Bảo tàng Bihar đã trình bày về Đền thờ của Ngài Mahāvīra (599-527 trước kỷ nguyên Tây lịch) tại Kshatriya Kund Gram, quận Jamui. Ngôi đền cổ đại được tôn kính bởi Ngài Mahāvīra, có những dòng chữ và tác phẩm điêu khắc có từ thời Đế quốc Gupta (280-550).
Ngài Mahāvīra, người đã sáng lập Kỳ Na giáo (đạo Jaina), một tôn giáo cùng thời với Phật giáo. Ngài vốn là một vị hoàng tử nhưng đã từ bỏ cung vàng, điện ngọc để vào rừng tu hành đắc đạo. Sau quá trình tu đạo, ông nhận thức nhiều vấn đề, từ đó đã cố gắng vượt ra khỏi chủ nghĩa hoài nghi đang thịnh hành trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
Ngài tán thành học thuyết “Nây” và cố gắng chứng minh tính khả thi của những quan điểm về các vấn đề chung, Ngài chắc lọc, bổ sung, xây dựng nên học thuyết về Kỳ Na giáo (đạo Jaina).
Học giả nghiên cứu Elora Tragedy của Deccan Collge (Pune) đã chia sẻ về việc tạo ra các bảo tàng tại chỗ nơi các địa điểm khảo cổ khác nhau ở bang Bihar, Ấn Độ. Cô cho biết, trong suốt thời kỳ thuộc địa, hầu hết các tác phẩm điêu khắc từ khu vực Lal Pahari của quận Lakhisarai đã được chuyển đến Bảo tàng Patna và Bảo tàng Gaya. Trong quá trình, bối cảnh khảo cổ của các tác phẩm điêu khắc đã bị mất. Do đó, các nhà chức trách có liên quan nên xây dựng các bảo tàng tại chỗ nơi các địa điểm khảo cổ thay vì vận chuyển các tác phẩm điêu khắc đến các bảo tàng.
Tuy nhiên, điểm nổi bật của hội thảo là bài thuyết trình của nhà khảo cổ trẻ tuổi Arsh Ali đề cập tới sự truyền bá Phật giáo tại Ai Cập bởi vị Anh minh Hoàng đế Phật tử Ashoka.
Phần lớn người ta tin rằng Phật giáo có nguồn gốc từ phía đông và được vị Anh minh Hoàng đế Phật tử Ashoka mang ánh sáng đạo vàng Từ bi Trí tuệ Phật giáo đến các phần khác khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Anh Arsh Ali là nhà khảo cổ học trẻ tuổi nhất (17 tuổi) nói: “Trong quá trình nghiên cứu của tôi, tôi đã tìm thấy bằng chứng tại Sanchi ở Madhya Pradesh chỉ ra sự truyền bá Phật giáo đến Ai Cập”.