Từ cuối thế kỷ XX đến nay, các nhà khoa học thế giới có một sự quan tâm đặc biệt tới nước và ngành khoa học về nước được coi là một ngành khoa học mũi nhọn của thế kỷ XXI bởi vì những tính chất thần kỳ được phát hiện ra của nước có thể ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống và công nghệ.
Vấn đề mà chúng ta quan tâm ở đây là phải chăng tình yêu thương là một quy luật khách quan của Vũ Trụ không ngờ lại được Masaru Emoto, một nhà khoa học Nhật Bản ngẫu nhiên phát hiện ra trong khi nghiên cứu về cấu trúc tinh thể của nước. (Xem “Thông điệp của nước” Masaru Emoto, NXB Từ điển Bách khoa, 2013).
Nhờ những thí nghiệm của mình, Emoto nhận ra nước không phải vô tri vô giác như chúng ta thường nghĩ mà ngược lại nước như có khả năng nhận thức, biết phản ứng lại một cách phân biệt tương ứng với những thái độ khác nhau mà chúng ta thể hiện. Nếu chúng ta biểu thị tình yêu thương tức là những tình cảm tích cực bằng suy nghĩ, chữ viết, lời nói, âm nhạc hoặc những hình ảnh thiện lành, tươi đẹp …thì nước sẽ thay đổi cấu trúc tinh thể với những tính chất có lợi cho môi trường sống và sức khỏe của con người. Ngược lại, nếu chúng ta biểu lộ thái độ hận thù, những tình cảm tiêu cực … thì kết quả là nước trở nên độc hại và sẽ tàn phá sự sống. Những thí nghiệm tác động của nước lên người (cải thiện hồng cầu…), cây cối (tăng cường khả năng sinh trưởng…) đã khẳng định điều đó.
Nghiên cứu về cấu trúc tinh thể của nước đòi hỏi những thiết bị khoa học phức tạp cho nên để mọi người dễ nhận ra, Masaru Emoto giới thiệu cách làm thí nghiệm với cơm trắng (cơm là vật ngậm nước). Ông cho cơm trắng vừa nấu xong vào 2 lọ thủy tinh sạch. Trên lọ thứ nhất ông dán chữ “YÊU” (love), và hàng ngày ông nói với cơm trong lọ “I love you!” (tôi yêu bạn!) . Trên lọ thứ hai ông dán chữ “GHÉT” (hate) và hàng ngày ông nói với nó “I hate you!” (Tao ghét mày!). Sau 5 ngày, cơm bị ghét đã bắt đầu mốc xanh, đến ngày thứ 13 thì cơm bị mốc hoàn toàn. Trong khi đó, cơm được nghe những lời yêu thương thì vẫn trắng, ngon lành.
(Bạn có thể xem thí nghiệm này trên mạng qua You Tube “Rice Consciousness experiment, inspired by Dr. Masaru Emoto.mp4.”)
Từ những thí nghiệm trên, ta có thể đi đến những kết luận dưới đây và đừng quên liên hệ chúng với Luật Nhân Quả và Định luật 3 Newton:
Sự phát hiện này rất quan trọng vì nước là thành phần căn bản trong cơ thể của con người, của các loài động vật, thực vật và của cả trái đất mà chúng ta đang sống. Vì vậy khi bạn hận thù, trước hết bạn làm hại chính bản thân mình, bạn có tới 70% trọng lượng cơ thể là nước, rồi bạn làm hại những người khác. Tiếp tục, bạn sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, 70% diện tích của Trái đất cũng được che phủ bởi nước, trong cây cỏ thì tỷ trọng của nước lớn hơn nữa…và nghiêm trọng hơn, còn có thể gây chấn động đến cả Vũ Trụ nữa vì theo khoa học hiện đại, nước cũng chính là môi trường liên kết của các hành tinh trong Vũ Trụ với nhau. Do vậy, nghiệp chướng do vi phạm vào Luật yêu thương của Vũ Trụ không thể coi thường được.
Những phát hiện của Masaru Emoto thực sự đã làm chấn động thế giới và được đánh giá rất cao về khả năng thức tỉnh lương tâm nhân loại. Những thí nghiệm với cơm của ông là phương tiện giáo dục trực quan rất hiệu quả cho thế hệ trẻ, cho nên vào năm 2005, Liên Hiệp Quốc đã chính thức cho thành lập dự án Emoto-Peace-Project (Dự án - Hòa bình - Emoto) với mục đích tạo điều kiện cho trẻ em có thể tự làm những thí nghiệm của ông. Bạn có thể tìm hiểu qua trang web: www.emoto-peace-project.com
Trong xã hội loài người, chu kỳ Nhân - Quả có thể xảy ra tức thì nhưng cũng có thể cách nhau hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm, cho nên Luật Nhân Quả luôn đồng hành cùng với Luật Luân hồi Tái sinh. Sau khi chết linh hồn sẽ quay lại ở những kiếp sau (Luân hồi) và sinh ra (Tái sinh) làm một người khác để trả nghiệp tức là để nhận lại cái “phản lực” do “động lực” của mình đã tạo ra ở một kiếp nào đó trước đây.
Con người, bên ngoài được tạo nên bởi tinh cha, huyết mẹ là hai thành phần hữu hình nhưng còn một thành phần nữa vô hình nữa mà ta không nhìn thấy, Đạo Phật gọi là Thần Thức. Thần thức là linh hồn của một chúng sinh vô hình mà sau này cũng chính là linh hồn của đứa trẻ có nhiệm vụ trả nghiệp. Do vậy đứa trẻ sẽ được sinh ra trong một gia đình, một xã hội và một đất nước nào đó phù hợp với những nghiệp quả này để cho nó có thể trả nghiệp. Trả nghiệp là thế nào? Trả nghiệp tức là nếu trong kiếp này anh đã làm một việc gì đó xấu xa, làm tổn hại, gây đau khổ cho người khác mà anh chưa khắc phục được hậu quả thì trong một kiếp tái sinh nào đó của mình anh sẽ phải chịu đựng một sự đối xử xấu xa như vậy của người khác đối với mình. Còn nếu anh làm những điều tốt thì kiếp sau anh cũng sẽ nhận được những điều tốt lành mà Đạo Phật gọi là Phước báu. Cho nên Luật Nhân Quả là chính là Luật Công bằng của Vũ Trụ. Nhờ có Luật Nhân Quả mà Vũ Trụ trở lại vị trí quân bình của nó.
(còn tiếp )