Từ chối tha thứ sẽ đem tới càng nhiều tổn thương hơn mà thôi.
Tha thứ là một phương thuốc giải toả sự đau đớn, là một kỹ năng cứu sinh quan trọng. Giúp bạn tìm được phương hướng trong sự hiểu lầm, sự đau khổ, sự oán trách và ghét bỏ.
Hơn nữa để tha thứ mở rộng cánh cửa hoà giải. Để kẻ địch hôm nay sẽ trở thành người bạn sau này.
Nhưng khi một người có thể tha thứ người khác, áp lực mới có thể được giảm nhẹ, tâm lý được cân bằng. Bạn làm gì phải tiếp tục tính toán, trách móc bản thân, hãy quên hết, rửa sạch vết nhơ, làm lại cuộc đời mới.
Đối với người bị hại, tha thứ sẽ để lại cho họ một cảm giác tổn thất. Nhưng nếu luôn sống trong sự oán giận thì sẽ khiến cho họ khó có thể phấn chấn lại. Đương nhiên, bạn có thể chuyển sự oán giận thành sức mạnh, để báo thù đối phương. Nhưng tuyệt đối điều đó sẽ không bằng cách chuyển oán giận thành sức mạnh của sự tha thứ để tạo ra một tương lai tốt đẹp.
Sự tha thứ ở mức độ cao nhất là tha thư những người trước kia đã từng làm tổn thương chúng ta. Đây không phải là việc dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta làm như vậy, thì sẽ thể nghiệm được sức mạnh và sự giàu có của chúng ta.
Và khi một người có thể tha thứ cho người khác, cũng sẽ là người có thể tha thứ cho bản thân mình. Vì sau khi mình tin tưởng ở bản thân mình thì mình sẽ không phải đề phòng người khác. Mình giám nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, đối với những xung đột và sự dày vò không thể tránh nổi thì phải có sự nhẫn nại tất yếu, ta mới có thể tích cực tham gia hoạt động khác, từ đó khắc phục yếu điểm của mình, làm cho mình không ngừng hoàn thiện.
Bản thân cũng không phạm lỗi. Vì ta đã hiểu giá trị tiềm ẩn của sự mắc lỗi. Mỗi lần mắc lỗi, ta không nên than thở: lại nhầm rồi. Nhưng ta có thể nói nhìn cái này, nó có thể khiến tôi nghĩ tới cái gì? Sau đó ta sẽ tận dụng lỗi này làm đá đệm chân để tìm con đường mới giải quyết vấn đề.
Tha thứ là động lực quan trọng để tâm hồn phát triển. Tha thứ có thể loại bỏ được sự oán hận, có thể tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa người với người. Người không biết tha thứ đa số người tự cho mình là thông minh, nhưng thực chất họ không thong minh chút nào.
Nếu nói tha thứ là một phẩm chất khánh khiệt. Vậy thì rất nhiều người trong chúng ta đều không có sự nhân từ như vậy. Nhưng tha thứ cho người đã từng làm tổn thương bạn, như vậy sẽ đem tới cho bạn thanh thản.
Nếu bạn không quên được những phẩn nộ mà những người nhỏ nhặt gây ra, bạn sẽ không thể lĩnh hội được sự bình tĩnh này. Ngoài ra nghiên cứu khoa học còn nói rõ. Tha thứ sẽ làm cho bạn thêm khoẻ mạnh.
Đối với bạn, tha thứ là một việc rất khó khăn, bốn bước dưới đây sẽ dạy bạn cách tha thứ người khác:
+ Không nên đợi người khác xin lỗi: Nói chung, một khi chúng ta kiên trì đợi người khác xin lỗi thì phải mất mấy năm mới có thể bớt giận. Nhưng cái giá bạn phải trả chính là bản thân. Điều đó sẽ ảnh hưởng tâm lý của bạn, vì bạn chỉ cần nghĩ tới việc không vui đó, bạn sẽ cảm thấy tức giận và bị tổn thương.
+ Thông cảm với người mạo phạm bạn: Họ làm như vậy có lẽ là vô thức, sợ hãi hoặc là đau khổ. Bạn có thể thử đóng vai người làm việc sai, hoặc ở góc độ của họ viết thư cho mình, thử giải thoát giúp họ.
+ Nghĩ một chút về cảm giác thoải mái của người được mình tha lỗi: Mỗi người đều có khả năng mắc sai lầm. Tưởng tượng một chút nếu một ngày bạn mắc lỗi với người khác, nhưng họ lại tha thứ cho bạn, thì bạn sẽ nghĩ như thế nào?
+ Hoàn thành công tác tượng trưng: Khi bạn quyết định tha thứ cho người khác, nếu không có người giúp bạn hoàn thành cách biểu đạt này, bạn có thể cũng khó để biết, bạn có thật sự tha thứ không. Vì vậy, bạn có thể tìm ra cách thức. Ví dụ nói, bạn có thể giơ tay nhún vai bê hòn đá to, khi bạn quyết định tha thứ thì phải vứt nó đi, hoặc là châm một ngọn nến, tưởng tượng sự tức giận của bạn đã chảy dần như ngọn nến này.
Nhớ rằng: Tha thứ không đồng nghĩa với quên, sau khi bạn quyết định tha thứ, thì cảm giác bị tổn thương sẽ tồn tại lâu. Có lúc thậm chí bạn phải tha thứ một lần nữa.
Tha thứ người khác cũng giống như tấm gương, soi rõ sự tha thứ của bạn với bản thân mình.