Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích: “..Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”). Kim cổ đã bàn đến rất nhiều giá trị của Kiều, thiên tài Nguyễn Du, đặc tả bức tranh xã hội đương thời và mọi thời ở Kiều, giá trị nhân văn trong góc nhìn con người trong số phận.. Người ta cũng đã từ lâu chỉ ra giá trị phật giáo trong Kiều, trong tư tưởng Nguyễn Du. Người viết, khi đọc Kiều, lại tâm đắc về sự duy tâm của tác giả ở một câu trong tác phảm lớn này.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ: tâm trạng chủ thể đầy rẫy muộn phiền, nội tâm mờ mịt bi quan, khó thấu cảm cái đẹp bên ngoài, cảnh không vui dù người khác (có tâm trạng vui) cảm nhận sự vui sự đẹp của cảnh. Câu thơ ngắn song ẩn tàng bao nhiêu vấn đề lớn có tính triết học, tư tưởng.
Nguyễn Du khẳng định một qui luật chủ thể buồn không thể phản ánh sự vui của cảnh bên ngoài- khách thể. Không chỉ tình trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chuyện muộn phiền lây lan ra cảnh bên ngoài khiến không thể vui hầu như ai cũng có ví dụ. Khi bạn hân hoan vui, cảnh thường cũng vui, khi bạn muộn phiền chất chứa nội tâm, có kỳ quan hay cảnh mông huy hòang nào cũng thành cảnh buồn.
Theo Nguyễn Du, chủ quan người thưởng lãm quyết định sự buồn vui của cảnh, thi hào không đồng tình rằng cảnh khách quan quyết định bất luận nội tâm người xem có buồn hay vui- cảnh đẹp cảnh vui người xem dù lòng có buồn cũng tháy cảnh vui. Lẩy ý tứ này lên, thành quan niệm duy vật hay duy tâm giữa người và cảnh.
Những nhà duy vật bảo thủ và khô cứng nhận thức sẽ cho rằng quan niệm của Nguyễn Du không đúng: vật chất quyết định ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh hiện thực vật chất, vậy cảnh vui ắt sự phản ánh phải vui chứ?
Nguyễn Du không hề nghĩ vậy, như đã nói. Ông cho rằng cảnh là quyết định, tâm quyết định và có nhiều câu trong Kiều nói về TÂM có vai trò lớn như thế nào quyết dịnh ra sao, vì như “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và nhất quán của Kiều và bên ngoài Kiều, tư tưởng thi hào Nguyễn Du là duy tâm và gần gũi phật giáo trong nhìn nhận sự vật hiện tượng, thân phận con người. Thời Nguyễn Du, ở phương Đông chưa hề có chút mầm mống ý niệm nhỏ nào của chủ nghĩa duy vật và quan niệm như thế của ông trong Kiều không chỉ có ở mỗi Kiều và với riêng thi hào Nguyễn Du, nó có tính phổ biến đương thời.
Song, nó cũng có tính thời sự cho dời sống hiện đại đề cao vai trò chủ thể của con người, cái riêng, sức mạnh tư tưởng và xét lại các quan niệm duy vật giản đơn khô cứng.
Và, quả thực, không lẩy ý tứ lên, chỉ xét trong một câu Kiều và xét đến thực tế đời sống, quả thực “người buồn cảnh có vui dâu bào giờ”.
Đấy cũng là ý Phật, một ánh sáng cũng khởi nguồn từ phương Đông “vạn pháp duy tâm tạo”, vạn sự do tâm.
Thời Nguyễn Du, bối cảnh Kiều, phật giáo đã xuất hiện từ lâu ở phương Đông và VN, định hình, phát triển, có thành tựu và nếu tìm thấy ý tứ phật pháp trong một tác phẩm như Kiều- cũng sự bình thường.
Ngãm lại Kiều, chia sẻ…
Nguyễn Thành Công