1. Đón giao thừa: vào đêm trừ tịch tức đêm 30 (hay 2 tháng Chạp.
Giao thừa là gì? “Giao lại cái cũ, đón tiếp cái mới- chỉ nửa đêm 30 Tết, năm cũ qua, năm mới tới”10, đó là định nghĩa của Đào Vần Tập. Còn Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức cũng đã có định nghĩa tương tự trước Thanh Nghị: “Khoảng năm cũ và năm mới giáp nhau”
Trừ tịch là gì?
Trừ tịch là “Tiết tối hôm 30 Tết, hết năm cũ sáp bát đầu sang năm mới”. Trong khi đó, Đào Văn Tập nói gọn trừ tịch là “Đêm cuối năm”13.
Với các định nghĩa vừa điểm qua, chúng ta có thể hiểu giao thừa và trừ tịch là gì; bây giờ chúng ta quan sát dân miền Nam đón giao thừa như thế nào.
Trong đêm trừ tịch, trừ trẻ em lên ba lên năm, mọi người không muốn ngủ, không thể ngủ, để đón giao thừa. Thuở xưa, ông bà cha mẹ con cái tụ họp nhà trên ôn chuyện gia đình; rồi người lớn kể chuyện ăn Tết hay những tục lệ cũ cho con cháu nghe; không có chuyện hấp dân thì ráp sòng bạc nho nhỏ vui cười hỉ hả. Khoảng 1938-1955, nhiều nhà thức đón giao thừa vói dàn hát máy cổ lỗ (quay cần lên dây thiêu băng tay!), mê mẩn nghe cổ nhạc miền Nam với ban thầy Năm Tú, các cô Năm Phỉ, Bảy Nam, Năm cần Thơ, các kép Ba Vân, Bảy Nhiêu giọng ngọt và mùi khó tả.
Dù kể chuyện, dù cờ bạc, nghe ca kịch, mọi người đều thấy con tim rộn rã khi sắp tới giao thừa. Rồi câu chuyện đang kề tạm ngưng, sòng bạc dẹp, máy hát tắt để mọi người chuẩn bị.
Giao thừa đến!
Đây là giây phút thiêng liêng của một năm. Theo sách vở để lại, bấy giờ dân Việt Nam làm lễ trừ tịch hay lễ đón giao thừa để tiễn ba vị thần Hành Khiến, Hành Binh, Phán Quan cũ để đón ba vị mới. Nhưng theo thói quen không ưa sách vở của dân miền Nam, đại đa số (trừ các cụ đồ, nhà trí thức), người ta chỉ biết dọn mâm ra sân cúng giao thừa để tiễn năm cũ đón mừng năm mới (mãi đến mùng ba mới làm lễ ra mắt ba vị thần vừa kể như chúng tôi đã trình bày ở đoạn trước nói về tục lệ “đối với các đấng thiêng liêng”).
Mâm cúng giao thừa gồm có: đèn nhang (ở miền quê cắm nhang không có lư hương thì lấy một khúc cây chuối non thay thế), bình bông nhỏ, đĩa trái cây (có thể thay thế bằng ừái dừa tươi).
Trái với các lễ cúng khác, đặc biệt lễ đón giao thừa ở miền Nam hầu hết do người vợ của chủ gia phụ trách. Bởi vậy, hầu hết không khấn nguyện theo văn tự mà chỉ biết cầu trời khấn Phật phù hộ gia đình sang năm mới làm ăn phát tài, quý quyến an hòa; rồi lại bốn lạy và xá bốn phương (mỗi phương ba xá).
Ngoài ra, khi cúng giao thừa, trong nhà cũng thắp nhang đèn, châm trà nước mới.
2. Đốt pháo :
a. Nguyên ủy: theo sách xưa, theo truyền khẩu, có một loài ma núi gọi là Sơn Tiêu, hễ chúng đụng vào người nào thì người đó bị đau ốm đến chết, loài ma này có nhược điểm là sợ sấm sét nên trong ngày Tết dân chúng bày ra tục đốt pháo để xua đuổi tà ma.
Nhưng đối với người Việt Nam nói chung, người miền Nam nói riêng, tục đốt pháo nhằm mang bao vui tươi tin tưởng tới con người trong dịp xuân sang.
Có bánh trái rượu thịt, liễn tranh mà thiếu pháo, dân miền Nam như trống vắng như nhớ nhung. Có thể coi pháo là tình nhân mỗi năm mới tái ngộ, cuộc gặp gỡ dây dưa khi xa xôi khi tình tứ lúc mặn nồng. Sân nhà đầy xác đỏ hồng được mọi người trầm trồ rằng “ăn Tết lớn”. Bởi vậy, dù giàu dù nghèo dù keo cú đến cũng mua pháo mặc dù biết rằng:
Thừa tiền mua pháo đốt chơi Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao.
(Ca dao miền Bắc)
a. Thời gian: từ 23 tháng Chạp trẻ em và thiếu niên bắt đầu khai ngòi pháo Tết, lâu lâu một tiếng như thúc dục như nhắc nhờ năm hầu tàn và xuân sắp đến.
Đến chiều tối 30 (hay 29), khoảng 6-7 giờ, mọi bàn thờ đèn đuốc sáng choang, hương trầm nghi ngút, pháo thi nhau nổ từng tràng giòn giã.
Lạch tạch, lạch tạch, lạch tạch đùng, lạch tạch dùng…
Sau đó, pháo lơi dần, lác đác tới giao thừa pháo nổ hơn bao giờ hết, mỗi nhà tối thiểu một phong; tiếng pháo đại xé màn đêm đánh thức vạn vật. Tâm can mọi người háo hức trước thềm năm mới.
Khoảng một giờ sau, pháo nổ thưa dần.
Từ đó suốt mấy ngày pháo vẫn nổ tùy nơi tùy dịp (con cháu chúc Tết ông bà cha mẹ, khách xông nhà, dân làng mừng Tết hương chức, cúng cơm ngày hai bữa, học trò mừng Tết thầy cô, cúng đầu năm… đều là những dịp người ta đốt pháo tùy thích) cho đến khi dứt lễ cúng tất (tức lễ đưa ông bà), tiếng pháo mới thực sự im hơi.
b. Các loại pháo: gồm có tiểu, đại, tre, thăng thiên, chuột, chà.
Pháo tiểu và pháo đại tương tự bây giờ, dân làng có thể tự làm nhưng hầu hết đều do người Tàu bán.
Pháo tre do dân làng làm, nổ to hơn pháo đại, khuôn khổ bất nhất tùy ý tùy thuốc nổ nhiều ít: loại nhỏ nhất bằng ngón chân cái (vấn 4 lớp), loại to nhất bằng cùm chân dài độ lớn đến 5 (vấn 8 hoặc 12 lớp); ngoài ra, nhà trưởng giả có khi vấn cây pháo tre bằng cái tối trẻ em, trưng đến cúng tất hay rằm tháng Giêng mới đốt. Vật dựng làm pháo tre gồm có: diêm sanh làm thuốc nổ, vỏ hột quẹt (hoặc giấy thiếc, giấy kiếng) làm bao đựng thuốc nổ, dây lùn (hay vỏ tre trúc mỏng) phơi dột dột để vấn làm vỏ. Thêm nữa, từ đầu thế kỷ XX đến 1963, trẻ con trai tráng miền Nam có chơi loại pháo tre đốt bằng khí đá tương tự kiểu súng thần công, nổ nhỏ hơn pháo tre vấn chút ít nhưng đỡ tốn kém hơn vì cục khí đá được làm nổ nhiều làn và ống tre xài lâu mới tết.
Pháo thăng thiên ít phổ thông, do dân làng tự làm nhiều hơn mua; bề tròn của nó lớn hơn pháo tiểu chút ít, bề dài thì gấp đôi, có đuôi dài bằng .cọng lá dừa để giữ lái cho pháo khi châm lửa sẽ bắn vọt thẳng lên không trung.
Pháo chuột thời trước 1945 không phải là loại pháo bé tí trẻ con thích cầm tay đốt chơi như bây giờ mà được chế có hai ngòi và cột tuột song song với sợi dây đến tràng pháo (tiểu và đại); bắt đầu người đốt châm ngòi, viên pháo chuột xịt khói lửa chạy bắn tới làm tràng pháo bắt lửa nổ giòn, ngay sau đó ngòi ở đầu kia của pháo chuột lại bắt lửa xịt khói vọt trở ngược hướng cũ.
Pháo chà trước 1945 do người Tàu làm bán, hình thể như cục xôi nhỏ (to gấp rưỡi hay gấp đôi viên đạn chai) vò méo; trẻ con thích mua rồi chà lên gạch đá nổ chẹt chẹt nghe vui tai.
Ngoài ra có pháo bông, nhưng dân làng không dùng trong dịp Tết, chỉ vào những ngày lễ của Pháp (như 14 Juillet, Noel, Tết Dương lịch) thực dân hay các chủ quận, chức việc Việt Nam theo Tây mới đốt để liên hoan.