... Sách, thú vui giải trí, học tập, nghiên cứu bằng cách đọc “thủ công” truyền thống từ nghìn năm vốn đã bị làn sóng online thời 4.0 đẩy lùi, các bản sách in vào buổi chợ chiều, hình ảnh tay cầm sách đọc thư thả ở công viên, hành lang trường học hay thư viện trở thành hiếm hoi, thay vào đấy ở đâu cũng thấy dù trên xe buýt hay trong bệnh viện nam nữ phụ lão học sinh sinh viên trên tay cầm “dế” lướt wed hay nghe đọc từ công cụ điện tử audio, tiếp cận các tác phẩm theo cách mới trong một sự lựa chọn khổng lồ các tác phẩm đông tây kim cổ ở mức chưa từng có.
... Đại dịch phanh nhịp sống một cách bắt buộc, ngay cả với người sống gấp sống nhanh nhất cũng gia giảm mọi sự, chậm lại, và người ta lại đọc theo cách bao thế hệ kẻ sỹ đã đọc để có tri thức và tầm nhìn, đọc ở thư viện, nhà sách, công viên, chạm vào sách mới sách cũ tìm đến trải nghiệm tao nhã.
Tác giả bài viết bày tỏ sự thích thú khi ngắm các cô cậu học sinh, sinh viên hay các bé tí xíu được bố mẹ anh chị dắt vào nhà sách chọn mua hay chỉ để thưởng lãm một bầu không khí dễ thương. Ở đấy, các nhà sách bề thế mênh mông tác phẩm, êm ru máy lạnh dìu dặt tiếng nhạc, ở từng góc khuất hay ngay lối đi, “ bạn đọc” đam mê dõi theo con chữ trên quyển sách mới tinh lấy từ kệ đọc “cọp” trong sự thấu hiểu và thông cảm của quản lý và nhân viên nhà sách. Hình ảnh ấy bắt gặp y chang ở mọi nơi, từ phố sách tràng tiền hà nội đến nhà sách nguyễn văn cừ sài gòn lại không kém phần náo nhiệt khi tham quan các nhà sách ở miền cuối đất phương nam: fahasa & việt văn ở cà mau.
Chưa hết, có vẻ như việc đặt sách qua mạng được tiếp cận nhiều hơn?
Nắm bắt xu hướng và làm sinh động một thú vui hữu ích trong bối cảnh đại dịch, một loạt các hoạt động liên quan đến sách được kích hoạt như một liệu pháp văn hoá từ tổ chức thi viết về sách đến duy trì phố sách.
Trong hoạ có phúc, sách, “nhờ” đại dịch, đã quay về....
Nguyễn thành công