Ở miền Tây Nam Bộ, nơi của những cánh đồng – sông rạch, muôn năm gần gụi cây lá, đồng áng, từng xuống đồng, chuyện làm ra hạt gạo giữa nắng mưa cũng không lạ: cày, ải, be bờ, ươm giống, nhổ mạ, cấy… Rồi thu hoạch rộn ràng, phơi phóng, xay xát thành gạo thành cơm. Nồi cơm của Dì Út nấu cơm gia đặt rượu lớn ơi là lớn, lấy hết cơm, lớp cháy vàng ươm phủ mỡ hành thơm phức cho trẻ nhỏ làm quà, ăn nhóp nhép trong lâm râm mưa thiệt đã đời! Nhớ hoài cơm cháy ở quê là vậy.
Mẹ dạy: “người ta” kể, hồi xửa hồi xưa ông trời cho phúc đức con người không phải cày cấy vất vả như bây giờ, đến mùa lúa tự lăn vào nhà, hạt to ôm không xuể. Vì hoang phí coi thường hạt lúa phúc trời cho, sống thiếu đạo đức, trời buộc phải mầm đồng vất vả nắng mưa như bây giờ, nên con ăn cơm phải trọng hạt cơm, rớt một hạt phải lượm lên, tội. Cổ tích này khó quên, răn dạy đạo đức, sâu xa…
Ở chợ, “cày” trên cánh đồng bán mua tính toán lỗ lời từng xu, miếng ăn có khi đắng chat của hơn thua tranh đoạt, gian ngoa. Gạo mua từng ký, dù nấu bằng nồi nhôm hay nồi cơm diện cũng nóng mằn vị mồ hôi thị thành, mặn chát không khác mồ hôi trên đồng xa quê ngoại…
Có biết mấy loại lúa gạo, từ chùm ruột lựa đến thần nông, rồi các giống mới ngắn ngày mang phiên số IR 42 chẳng hạn, giá cả khác, mềm dẻo cứng khác, những loại lú gạo nào cũng mặn mồ hôi…
Xứ mình ăn gạo từ khai thiên lập địa, đọc sách xem phim biết các xứ ngoại quốc có khi không dùng gạo như lương thực chính, họ ăn lúa mạch hay bánh mì, ngũ cốc khác. Một lần đi Singapore, đói lòng ăn chi cũng đoi đói vì không quen. Nhớ cô em tinh ý chỗ nào đến bữa cùng canh dùm nồi cơm điện, xới cơm cho, bát cơm trắng bốc khói ăn ngon khó tả.
Đấy, hạt cơm xứ mình quan trọng vậy, nuôi người Việt bao đời, hai bữa cơm thành thiêng trong đời sống gia đình, không gì thay được.
Đấy, chuyện nồi cơm theo nghĩa đen, lại còn có “nồi cơm” trong ngôn ngữ đời sống dân gian chỉ sinh kế của con người: nồi cơm của người ta có khi là nghề dạy học, làm công chức, bác sĩ; nhưng bá nghệ tùy thân, có vô số nghề đủ sang hèn: bốc xếp, chạy xe ôm, hàng xén… Nồi cơm có cả những nghề không tiện nêu tên chỉ biết rằng đã là nồi cơm thì quan trọng, mất là đói, thiếu, nên giữ kỹ coi trọng là bình thường, ai đụng đến khó bỏ qua.
Viết lách, làm báo, đụng nhiều. chuyện dù có thực nhưng tâm lý tốt kheo xấu che đâu cũng có, viết chạm chút thành chuyện, khó lắm, phải đắn đo nhiều, có khi mất ngủ. Nhưng, có khi càn vẫn phải viết thôi, dù biết mười mươi đụng nồi cơm thiên hạ, viết theo tâm thế “hy sinh tiểu thử để cứu đại thử”.
Nhớ chuyện nồi cơm, không thể quên lời gửi gắm nằm lòng của chị biên tập viên bạc tóc vì nghề báo, khuyên: nồi cơm người ta nghe em. Không phải ngăn, cản, bàn lùi, ý tứ khuyên cẩn trọng đắng đo nhiều khi đụng ngòi bút bàn phím, máy ảnh, vì viết đăng rồi khó sửa hay không thể, như mũi tên bay đi.
Ngày bé cha có dạy gọn: tối ngủ gác tay lên trán suy nghĩ xem ngày nay đã sống như thế nào, nghĩ xong rồi hẵng ngủ. Lời dạy sâu sắc biết bao, không buông lung đời sống cho cái ác cái sai…
Đụng đến nồi cơm người ta mà không chính đáng, cẩu thả, tùy hứng, có tội. Đêm đêm thường gác tay nghĩ quanh chuyện này, bút vụng, xoay xở sao cho câu chữ nhẹ nhàng nhất có thể, nếu vì không thể khác, đụng đến nồi cơm của người ta thì chuyện chẳng đặng đừng, vì cái chung mà thôi.
Tản mạn quanh chuyện nồi cơm, ngẫm hoài không hết ý…
Nguyễn Thành Công