Theo quan điểm của tôi, khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ tôn giáo nào là các phương pháp của nó: cách áp dụng tôn giáo váo trong kinh nghiệm của chính bạn. Càng hiểu rõ cách thực hiện điều đó, tôn giáo của bạn càng trở nên có hiệu quả hơn. Sự thực tập của bạn rất tự nhiên và thực tế; bạn dể dàng hiểu rõ tâm và bản chất của mình, đồng thời không ngạc nhiên về bất cứ điều gì bạn nhận thấy trong đó. Vì vậy, khi hiểu được bản chất của tâm mình, bạn sẽ có khả năng kiểm soát nó một cách tự nhiên; bạn không miễn cưỡng bị ép buộc quá cứng nhắc; hiểu biết tự nhiên mang đến sự chế ngự.
Nói chung, con người có nhiều khái niệm khác nhau về bản chất tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Những người xem tôn giáo và Phật giáo chỉ ở mức độ trí óc thiển cận sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa đích thực của nó. Quan điểm của họ thậm chí quá thiển cận đến nỗi sẽ luôn luôn không xem đạo Phật là một tôn giáo.
Trước hết, trong Phật giáo, chúng ta không hứng thú nói nhiều về chính bản thân đức Phật. Đức Phật cũng không muốn mọi người quá sùng bái Ngài, vì thế, cho đến nay, đạo Phật chưa bao giờ khuyến khích tín đồ chỉ đơn thuần tin tưởng vào đức Phật. Chúng ta thường xuyên quan tâm đến việc hiểu biết tâm lý, bản chất của tâm, của nhân loại hơn. Do đó, hành giả Phật giáo luôn luôn nổ lực hiểu rõ thái độ tâm thức, quan điểm, nhận thức và ý thức của họ. Đây là những điều thực sự quan trọng.
Mặt khác, nếu lãng quên bản thân và ảo tưởng của chính mình, thay vào đó, tập trung vào một số khái niệm cao siêu—như “đức Phật là gì?”—thì cuộc du ngoạn tâm linh của bạn trở nên một giấc mộng—như vọng tưởng. Điều đó có thể xảy ra; hãy cẩn thận. Trong tâm bạn không có sự liên hệ giữa đức Phật hoặc Thượng Đế và chính bạn. Chúng hoàn toàn tách rời mọi thứ: bạn hoàn toàn tồn tại ở chỗ này còn đức Phật hoặc Thượng Đế tồn tại ở chỗ kia. Không dín dáng đến bất cứ điều gì. Suy nghỉ theo cách dó là không thực tế. Nó quá cực đoan. Bạn đang đặt điều này xuống tận cùng thấp kém và đưa điều khác lên cao chót vót. Trong Phật giáo, chúng ta gọi đó là tâm nhị nguyên.
Hơn nữa, nếu nhân loại hoàn toàn phủ nhận bản chất, thì điểm tìm kiếm một ý tưởng cao cả hơn là gì? Dù sao, các ý tưởng vốn không phải thực hành. Con người luôn luôn muốn biết tất cả về quả vị cao nhất hoặc bản chất của Thượng Đế, nhưng kiến thức thông minh như vậy không có gì liên hệ với đời sống và tâm của họ. Tôn giáo thực sự là phải nắm bắt nhận thức của chính nó, chứ không phải một bài tập luyện dựa trên sự tích lúy các sự kiện.
Theo Phật giáo, chúng ta không chỉ đặc biệt chú trọng đến việc suy tìm hiểu biết trí óc. Chúng ta phải quan tâm nhiều hơn tới hiểu biết về những gì đang xảy ra ở đây và ngay bây giờ, quan tâm tới nhận thức về kinh nghiệm hiện tại của mình, những gì xảy ra ngay giây phút này, bản chất cốt yếu của chúng ta. Chúng ta muốn biết cách để nhận thấy thỏa mãn, hạnh phúc và an vui thay vì sầu muộn và khổ đau, cách vượt qua cảm nhận rằng bản chất của mình hoàn toàn tiêu cực.
Trên cơ bản, chính đức Phật đã dạy rằng bản chất của con người là thanh tịnh, vô ngã, giống như bầu trời trong xanh, không có mây mù. Mây đến và đi, nhưng bầu trời trong xanh luôn luôn hiện hữu; mây không biến đổi được bản chất cốt yếu yếu của bầu trời. Tương tự, về cơ bản, tâm con người luôn thanh tịnh, không có bất cứ điều gì liên quan đến hữu ngã. Nói chung, dù bạn là người sùng đạo hay không, nếu không thoát khỏi tự ngã của mình, thì bạn hoàn toàn sai lầm; bạn đã tạo nên cho mình một triết lý sống hoàn toàn giả dối, không có gì liên quan đến thực tại.
Thay vì bám chấp vào kiến thức hiểu biết, muốn thấu rõ những gì là điều cao cả nhất đang xảy ra, bạn nên nổ lực nhiều hơn để đạt được nhận thức về bản chất cốt yếu của tâm mình và cách đối phí nó ngay bây giờ. Biết được phương thức hành động có hiệu quả là vô cùng quan trọng: phương pháp là chìa khóa cho bất kỳ tôn giáo nào, điều quan trọng nhất để nghiên cứu học hỏi.
Nói bạn nghe về một kho báu tuyệt vời chứa đựng nhiều vàng bạc quý giá nhưng không có chìa khóa để mở cửa; tất cả khả năng tưởng tượng của bạn về cách sẽ sử dụng tài sản mới tìm được là một sự ảo giác hoàn toàn. Tương tự, mơ tưởng về các quan điểm tôn giáo phi thường và đạt được những kinh nghiệm nhưng không quan tâm đến hành động tức thời hoặc phương pháp chứng đắc thì hoàn toàn không chân thực. Nếu không có phương pháp, không có chìa khóa, không có cách nào để áp dụng tôn giáo của mình vào trong cuộc sống hằng ngày, thì tốt hơn bạn nên dùng coca-cola. Ít nhất nó cũng chặn đứng cơn khát của bạn. Nếu tôn giáo của bạn chỉ đơn giản là một khái niệm, thì nó không có thực, giống như không khí. Bạn phái hết sức cẩn thận rằng bạn hiểu rõ tôn giáo là gì và cách nó được thực tập.
Đức Phật đã dạy: “niềm tin không quan trọng. Đừng tin vào những gì Như Lai nói chỉ vì nói về nó.”. Đây là những ngôn ngữ chết. “Như Lai đã chỉ dạy nhiều phương pháp khác nhau bởi vì có nhiều cá nhân khác biệt. Trước khi nắm bắt bất cứ điều gì, hãy dùng trí tuệ để quan sát xem chúng có phù hợp với cấu tạo tâm lý hoặc tâm của bạn hay không. Nếu những phương pháp của Như Lai tạo nên cảm xúc và hoạt động cho bạn, thì bằng mọi cách nên theo chúng. Nhưng nếu bạn không liên quan gì đến chúng, mặc dù chúng nghe có vẽ tuyệt diệu, thì hãy xa lìa chúng. Chúng được chỉ dạy cho một ai đó khác”.
Bây giờ, chúng ta không thể nói rằng hầu hết mọi người nên tin vào một điều gì đó chỉ vì do đức Phật hoặc Thượng Đế đã nói. Đối với họ, điều đó là chưa đủ. Họ sẽ không chấp nhận nó; họ muốn có chứng cứ. Nhưng những người đó không thể hiểu rằng bản chất của tâm họ là thanh tịnh sẽ không có khả năng để nhận thấy năng lực khám phá sự thanh tịnh vốn có và sẽ đánh mất bấtt cứ cơ hội nào mà họ đã thể hiện như vậy. Về cơ bản, nếu nghỉ rằng tâm mình là tiêu cực, thì bạn có xu hướng đánh mất tất cả hy vọng.
Tất nhiên, tâm của con người bao gồm cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Nhưng tiêu cực chỉ thoáng qua nhất thời. Các cảm xúc lên xuống của bạn cũng giống như mây trên trời. Nếu vượt qua khỏi chúng, thì bản chất cốt yếu thực sự của con người trở nên rõ ràng và thanh tịnh.
Nhiều người hiểu sai về đạo Phật. Ngay cả những giáo sư nghiên cứu Phật giáo cũng chỉ dựa trên ngôn từ và giải thích những gì đức Phật đã dạy theo nghĩa đen. Họ không hiểu các phương pháp, điều mang tính chất đích thực về giáo pháp, của đức Phật. Theo quan điểm của tôi, khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ tôn giáo nào là các phương pháp của nó: cách áp dụng tôn giáo váo trong kinh nghiệm của chính bạn. Càng hiểu rõ cách thực hiện điều đó, tôn giáo của bạn càng trở nên có hiệu quả hơn. Sự thực tập của bạn rất tự nhiên và thực tế; bạn dể dàng hiểu rõ tâm và bản chất của mình, đồng thời không ngạc nhiên về bất cứ điều gì bạn nhận thấy trong đó. Vì vậy, khi hiểu được bản chất của tâm mình, bạn sẽ có khả năng kiểm soát nó một cách tự nhiên; bạn không miễn cưỡng bị ép buộc quá cứng nhắc; hiểu biết tự nhiên mang đến sự chế ngự.
Nhiều người sẽ tưởng tượng rằng việc chế ngự tâm là một sự thúc ép hạn chế và ràng buộc. Thực chất, sự chế ngự là một trạng thái tự nhiên. Bạn sẽ không nói có hay không? Bạn sẽ nói tâm không bị bản chất chế ngự, nghĩa là tâm bị bản chất chế ngự theo cách tự nhiên. Nhưng điều đó không phải vậy. Khi nhận thức bản chất của tâm mình bị chế ngự, thì sự chế ngự xảy ra tự nhiên như khi trạng thái tâm bị chế ngự hiện tại của bạn sanh khởi. Hơn nữa, cách duy nhất để đạt được sự chế ngự qua tâm mình là phải hiểu rõ bản chất của nó. Bạn không bao giờ có thể gây áp lực cho tâm hay thế giới nội tại của mình để thay đổi. Bạn cũng không thể thanh lộc tâm mình bằng cách áp chế hoặc trừng phạt có thể của chính mình. Đó là điều hoàn toàn không thể. Sự bất tịnh, tội ác và tiêu cực hoặc bất cứ điều gì bạn muốn gọi thì nó đều thuộc về tâm lý, một hiện tượng của tâm, vì vậy, bạn không thể chấm dứt nó theo khía cạnh vật lý. Sự gạn lộc thanh tịnh đòi hỏi một kết nối khéo léo của phương pháp và trí tuệ.
Để thanh lộc tâm mình, bạn đừng chỉ tin vào một điều nào đó đặc biệt cao xa—đức Phật hay Thượng Đế. Đừng lo lắng về điều đó. Khi hiểu rõ bản chất bất thường trong cuộc sống hằng ngày của mình, bản tính riêng biệt của thái độ tâm mình, thì tự động bạn sẽ muốn thực hiện một giải pháp.
Dạo này, nhiều người vỡ mộng về tôn giáo; dường như họ nghỉ rằng nó không hoạt động. Tuy nhiên, tôn giáo đang hoạt động. Nó đưa ra những giải pháp kỳ diệu cho tất cả các vấn đề của bạn. Vấn đề là con người không hiểu được bản chất đặc trưng của tôn giáo, vì vậy, họ không có ý muốn thực hiện các phương pháp của tôn giáo.
Hãy nhìn vào đời sống vật chất. Đó là một trạng thái hoàn toàn kích động và xung đột. Không bao giờ bạn có thể đặt để theo cách mình muốn. Bạn không thể chỉ thức dậy vào buổi sáng và quyết định chính xác cách bạn muốn trọn ngày của mình biểu hiện. Hãy quên đi những tuần, những tháng hoặc những năm; thậm chí bạn không thể định trước một ngày. Nếu tôi hỏi nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và bố trí chính xác cách trong ngày của mình vốn sẽ trôi qua thế nào, cách bạn sẽ cảm nhận trong mỗi giây phút, thì bạn sẽ nói gì? Không có cách nào bạn có thể thực hiện điều đó phải vậy không?
Bất kể vật chất khiến bạn thoải mái bao nhiêu, bất kể sắp đặt căn nhà của mình thế nào—bạn có cài hoặc cái kia; bạn đặt cái này ở đây và đặt cái khác ở chổ kia—nhưng chưa bao giờ bạn có thể vận dụng tâm mình theo cách tương tự. Chưa bao giờ bạn có thể xác định cách mà mình sẽ cảm nhận suốt ngày. Bằng cách nào bạn có thể ấn định tâm mình như thế? Làm sao bạn nói “ngày nay tôi sẽ trở nên như cái này”? Tôi có thể nói cho bạn biết về tính bền vững tuyệt đối, miễn là tâm bạn không bị áp đặt, kích động và nhị nguyên, thì không có cách nào cả; điều đó không thể xảy ra. Khi nói điều này, tôi không có ý hạ thấp bạn; tôi chỉ nói về cách hoạt động của tâm. Tất cả những gì điều này cho thấy là bất kể vật chất khiến bạn thoải mái ra sao, bất kể bạn nói với chính mình như thế nào : “ồ, điều này khiến tôi hạnh phúc, hôm nay tôi sẽ hạnh phúc suốt ngày” , thì điều ấy không thể định trước cuộc sống của bạn như vậy. Tự nhiên, các cảm giác của bạn liên tục thay đổi và thay đổi. Điều này cho thấy rằng đời sống vật chất không hoạt động. Tuy nhiên, tôi không có ý nói bạn nên từ bỏ thế giới trần tục và trở thành nhà tu khổ hạnh. Đó không phải là những gì tôi đang nói. Quan điểm của tôi là nếu hiểu rõ những nguyên lý tinh thần cơ bản và thực hiện theo, thì bạn sẽ nhận thấy thỏa mãn và có ý nghĩa trong đời sống của mình nhiều hơn là nguyện vọng chỉ dựa vào thế giới cảm giác. Thế giới cảm giác không thể đáp ứng thỏa mãn cho tâm con người.