Nguyên do của việc này còn xuất phát từ sự phân chia bè phái trong phong trào Tây Tạng khiến cho 3 phóng viên của Xinhua (Tân Hoa) bị ra lệnh phải rời khỏi Ấn Độ cuối tuần này vì bị cáo buộc liên lạc với phe chống Đạt Lai Lạt Ma trong các khu định cư người Tây Tạng ở Bylakuppe và Mondgod ở Karnataka.
Các nhà báo Trung Quốc này đã đến các khu định cư từ tháng 4/2016 và những liên lạc của họ với phe chống Đạt Lai Lạt Ma đã không được chính quyền Ấn Độ chấp nhận.
Theo các nguồn tin chính xác, chính quyền Ấn Độ trong thời gian gần đây đã e ngại về phái “Dorje Shugden Tibetan” có cơ sở ở Bylakuppe và Mundgod đang vận động một chiến dịch toàn cầu chống lại Đạt Lai Lạt Ma.
Đại học Tu viện Serpom tại Bylakuppe và tu viện Shar Ganden ở Mundgod là những trung tâm chính của phái Dorje Shugden ở Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng phải chứng kiến cuộc biểu tình của các thành viên phái Dorje Shugden khi Ngài có chuyến thăm đến Anh và Mỹ. Hàng trăm thành viên Shugden ở phương Tây đã tổ chức các cuộc biểu tình chống Đạt Lai Lạt Ma, gần đây nhất là ở Cambridge vào năm 2015 và năm 2014 là ở San Francisco, Berkeley, Washington DC, Oslo, Rotterdam và Frankfurt.
Ba nhà báo Trung Quốc đã sử dụng tên giả để đến các khu định cư của người Tây Tạng ở Karnataka để gặp các thành viên nhóm Dorje Shugden.
Theo nhiều báo cáo truyền thông thì nhóm Dorje Shugden là một công cụ của chính phủ Trung Quốc để hạ uy tín của Đạt Lai Lạt Ma. Truyền thông phương Tây trích dẫn một tài liệu bị rò rỉ của đảng cầm quyền Trung Quốc cho thấy Shugden là “một mặt trận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại bè lũ Đạt Lai của chúng ta”. Bắc Kinh chính thức cáo buộc “sự chuyên chế tôn giáo” và ủng hộ ly khai của Đạt Lai Lạt Ma
Visa được cấp cho hai ông Wu Qiang, Tu Lang – hai người đứng đầu Tân Hoa Xã ở Delhi và Mumbai và bà Yonggang – phóng viên thường trú Mumbai của hãng tin này – đã hết hạn cách đây hai tháng.