Nằm cao trên dãy Himalaya, những chú tiểu trong những bộ áo choàng màu đỏ sẫm trải qua nhiều bài học của mình ở Chùa Thiksey – tự viện được thành lập từ thế kỉ 15.
Các ngôi chùa Phật giáo trên núi – vốn có ranh giới địa hình phức tạp: là một phần của các bang Jammu, Kashmir của Ấn Độ với biên giới của Trung Quốc và Pakistan – là một lời nhắc nhở về mối quan hệ của Phật giáo với người hàng xóm phía đông của họ: Tây Tạng.
Những người thiểu số Tây Tạng đã băng qua biên giới sau sự biến năm 1959 ở biên giới Trung Quốc và định cư tại khu vực nói trên, do đó được gọi là “Tiểu Tây Tạng” ở phía nam và phía bắc Ấn Độ.
Người ngoài rất khó để thâm nhập vào khu vực này.
Hầu hết các gia đình Tây Tạng ở Ấn Độ đều gửi ít nhất một đứa con của mình đến một ngôi chùa nào đó để học văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của chính mình.