1. Vô ngã – Chấp ngã.
1) Giai đoạn 1: Hình thành sự tương tác (E: interaction – tương giao, sự liên hệ). Đây là tiến trình của cảm giác (E: sensation) và tri giác (E: perception) được trải nghiệm. Tiến trình này mang tính khách quan, không có điều kiện ràng buộc, được gọi là Vô ngã (無我), và được xem là tiến trình của người tỉnh giác chân lý trước ngoại cảnh.
Như chiếc gương soi hay mặt hồ nước trong phẳng lặng tạo hình ảnh nhất thời vật đứng trước nó, là ẩn dụ cho tiến trình này. Giải thích các cho ẩn dụ này là dựa vào lý Duyên khởi.
Thật vậy, theo học thuyết Duyên khởi, 2 tính chất Vô ngã và Vô thường luôn thường trực nơi mọi sự vật hiện tượng. Mọi sự vật hiện tượng đều hình thành từ các Duyên → Vô ngã (Sinh), các Duyên lại liên tục tương tác biến đổi → Vô thường (Diệt). Chuỗi “Sinh Diệt” kia diễn ra là vô cùng vô tận. Điều này cho thấy mọi sự vật là không tự hữu và hằng hữu, mà chỉ hiện hữu nhất thời.
Vì thế, Chánh niệm hay Vô niệm luôn hiển bày do hành già thông suốt chân lý Duyên khởi.
2) Giai đoạn 2: Hình thành mối quan hệ (E: relationship). Đây là tiến trình tiếp theo giai đoạn 1, là tiến trình thuộc phạm trù tục đế đặc trưng bởi Ngũ uẩn (五蘊).
- Đối với bậc giác ngộ thì hoặc dừng lại ở giai đoạn 1 bằng nhận thức chân lý (Duyên khởi); hoặc khi cần thiết thì đi tiếp vào giai đoạn 2, Ngũ uẩn hoạt dụng với nhận thức đạo đức (Duyên khởi); và kết thúc bắng nhận thức chân lý với duy tác (唯作; P: kiriyā; S: kriyā; E: only-action). Tiến trình này vẫn được gọi là Vô ngã (無我). Do vậy, hành động của bậc giác ngộ là sáng suốt và linh hoạt, chứ không thờ ơ như một số người lầm tưởng.
- Đối với chúng sinh thì luôn diễn ra ở cả hai giai đoạn. Với tiến trình Ngũ uẩn bấy giờ mang tính chủ quan, có điều kiện ràng buộc, nên còn gọi là Ngũ thủ uẩn (五取蘊), là năm thứ ngăn che chân lý. Tiến trình này được gọi là Chấp ngã (執我).
Với tâm Si cố hữu tác động, Tà niệm sinh khởi và hình thành chấp trước của Ngũ uẩn, biểu hiện bằng các tâm Tham và tâm Sân. Tà niệm dược thấy trong các trường hơp sau:
- Hoài niệm (E: nostalgia): Là rong ruổi về quá khứ.
- Vọng niệm (E: vain hopes, illusions): Là phóng tới tương lai.
- Thất niệm (E: forgetting): Là loạn động trong hiện tại, nghĩa là hành giả đánh mất (tâm và thân) của chính mình. Ví như người không biết mình đang ăn, để suy nghĩ giận hờn, trách móc vào bữa ăn.
Các biểu hiện chấp trước là Chấp ngã (nặng hay nhẹ) nơi Ngũ uẩn bao gồm các dạng như dưới đây:
1/. Sắc uẩn (色蘊; E: material object // form and color): Gồm tên, họ, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè ..., nghề nghiệp, địa vị.
Một người đồng thời có thể đóng vai cha (mẹ), chồng (vợ), ông (bà), con, ..., hay chức danh tổng thống, giám đốc, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, ... nơi xã hội, hay đại đức, thượng tọa, linh mục, mục sư, ... nơi tôn giáo.
2/. Thọ uẩn (受蘊; E: sentiment // emotion): Gồm các loại phán đoán cảm xúc thích-ghét, vui-buồn, đep-xấu, hay-dở, ngon-dở, dễ chịu – khó chịu, ...
3/. Tưởng uẩn (想蘊; E: thinking // imagination): Gồm các loại phán đoán lý trí đúng-sai, khôn-ngu, ...
4/. Hành uẩn (行蘊; E: volition // will): Gồm các loại ý chí tạo tác, mong muốn hành động, động cợ hiện thực sự việc (E: motivation). (*)
5/. Thức uẩn (識蘊; E: consciousness): Gồm các cái biết, ký ức, kinh nghiệm ghi nhận. Thức uẩn gồm Lục thức (E: 6 consciousnesses) sinh khởi từ 6 căn tiếp xúc với 6 trần, Kiến thức-kinh nghiệm và Vô thức vốn tích lũy trong quá khứ (**).
Lục thức gồm có:
1. Nhãn thức [E: (sight, visual, eye) consciousness]: Là cái biết về thấy.
2. Nhĩ thức [E: (hearing, auditory, ear) consciousness]: Là cái biết về nghe.
3. Tỷ thức [E: (smell, olfactory, nose) consciousness]: Là cái biết về ngửi.
4. Thiệt thức [E: (taste, gustatory, tongue) cons.]: Là cái biết về nếm.
Thức uẩn đã được Duy Thức tông gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識; S: Ālayavijñāna), và gọi là Bạch Tịnh thức (白淨識) hay Như-lai tạng (如來藏; S: Tathāgata-garbha) khi hành giả thấy ra A-lại-da thức là Vô ngã.
--------------
Chú thích:
Trong cấu trúc Tứ Đế, đức Phật đã chỉ ra:
+ Khổ đau <=> Nhận thức Cực đoan : Chấp ngã [Khổ – Tập]
+ Hạnh phúc <=> Nhận thức Trung đạo : Vô ngã [Diệt – Đạo]
Và trong kinh Tương Ưng Bộ III, đức Phật còn xác định rõ: "Không liễu tri Năm uẩn (tức Ngũ thủ uẩn) thì không thể đoạn tận khổ đau".
2. Lời dạy từ kinh luận.
"Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu ?
Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
2/. Trong bài kinh Bāhiya, thuộc kinh Tiểu Bộ, có kể lại câu chuyện về một trưởng lão tên là Bāhiya, một hôm tâm tư ông cảm thấy xao động, bất an và ông quyết định lên đường tìm Phật để xin Ngài chỉ dạy cho con đường nào mang đến sự giải thoát và an lạc. Nghe nói đức Phật đang có mặt tại thành Xá-vệ, ông lên đường và đi suốt đêm. Nhưng khi Bāhiya đến nơi thì Phật đã vào thành khất thực. Biết ông đi đến từ rất xa, các thầy khuyên ông nên ngồi lại nghỉ ngơi, chờ khi Phật trở về ông sẽ gặp Ngài. Nhưng Bāhiya không thể chờ đợi, ông bảo:
- Thưa các thầy! Tôi không biết khi nào Thế Tôn có thể qua đời, hay tôi sẽ qua đời. Tôi vừa vượt qua một đoạn đường dài một trăm hai mươi dặm chỉ trong một đêm, không dừng lại cũng không dám ngồi xuống nghỉ bất kỳ ở đâu. Khi nào gặp Phật và nghe lời chỉ dạy rồi thì tôi sẽ nghỉ ngơi. Và rồi Bāhiya nhất quyết tiếp tục đi tìm Phật. Ông vào thành Xá-vệ gặp Phật đang đi khất thực, ông cung kính cúi mình tiến đến gần Phật và đảnh lễ Ngài ở giữa đường, và thưa:
- Xin đức Thế Tôn thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dài và được giải thoát an lạc.
Phật bảo:
- Đây không phải đúng lúc, Bāhiya! Ta đang đi khất thực.
Tuy Phật từ chối hai lần nhưng Bāhiya vẫn thưa tiếp:
- Bạch Thế Tôn, con không biết khi nào Thế Tôn hay con sẽ qua đời, xin Ngài hãy thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dài và được giải thoát an lạc.
Đến lần thứ ba, thấy vậy tuy vẫn đang đứng ở giữa đường, Phật cũng chỉ dạy cho ông. Đức Phật bắt đầu nói:
“Này Bāhiya, như thế thì ông nên thực tập như vầy: ‘Trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy, trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe, trong việc cảm giác sẽ là thuần túy việc cảm giác, trong việc nhận thức sẽ là thuần túy việc nhận thức.’ Này Bāhiya, ông nên học tập theo đúng như vậy.
Này Bāhiya, khi nào đối với ông, trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy, trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe, trong việc cảm giác sẽ là thuần túy việc cảm giác, trong việc nhận thức sẽ là thuần túy việc nhận thức, này Bāhiya, khi ấy ông không là với điều ấy, ông không là trong đó, ông không là ở đây, không là ở kia, không là ở khoảng giữa của cả hai. Chính điều này là sự chấm dứt của Khổ.”
......
“Bậc hiền trí tự mình hiểu biết bằng trí tuệ, khi ấy được giải thoát khỏi sắc, khỏi vô sắc, khỏi hạnh phúc và khổ đau.”
3/. Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã diễn đạt Vô ngã nơi thế giới Chân đế, con người Ngũ uẩn trong mọi hành động như sau:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
VIDEO
- Cái tôi cái ta - bản ngã là gì ?
- Cách Nhận Diện Cái Tôi Kiêu Mạn
- Bản ngã ảo tưởng trung tâm (ái ngã)
- Làm Thế Nào Để Loại Bỏ Bản Ngã? | HT Viên Minh
- Ranh giới giữa BẢN NGÃ và VÔ NGÃ | HT Viên Minh
- Làm sao để diệt Bản Ngã Ảo Tưởng | Thầy Viên Minh
Huy Thái 6/2023)
***