Ngày 3 tháng 11 tới đây, hàng triệu cử tri Hoa Kỳ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử toàn quốc. Tuy nhiên, họ không trực tiếp bầu Tổng thống mà gián tiếp thông qua 538 đại cử tri lựa chọn, giữa Joe Biden và Donald Trump, một người trở thành Tổng thống tiếp theo của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Vì sao lại có điều như vây, cách thức bầu cử Tổng thống của Hoa Kỳ diễn ra như thế nào? Bài viết sẽ làm sáng tỏ những điều này. Bài viết được chia làm hai phần, phần 1 sẽ tập trung vào lịch sử lập hiến của Hoa Kỳ, tư tưởng của những người lập quốc trong việc lựa chọn hệ thống Cử tri Đoàn để bầu cử Tổng thống. Phần 2 sẽ miêu tả chi tiết diễn biến một cuộc bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ cũng như giới thiệu một số vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 và năm nay, 2020.
Bài viết được dựa trên bài gốc “¿Cómo se elige al presidente de los Estados Unidos de América?”, của tác giả Consuelo Sirvent Gutiérrez, México, 2012
Phần 1: Lịch sử của hệ thống Đại cử tri đoàn ở Hoa Kỳ
Vào những ngày đầu tiên của tháng 9, năm 1787 đã diễn ra hội nghị Philadelphia (Constitutional Convention in Philadelphia), 38 trong tống số 41 đại biểu đã đồng ý ký vào bản Hiến pháp Hoa Kỳ, khai sinh ra Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ. Một trong các vấn đề quan trọng nhất tại hội nghị chính là việc chọn người lãnh đạo đất nước – Tổng thống Cộng hòa, theo cách thức nào. Vấn đề này đã gây ra sự chia rẽ giữa những đại biểu trong hội nghị. Cuối cùng, hệ thống Cử tri đoàn (Electoral College) đã được chọn.
Trong suốt hội nghị đã xuất hiện nhiều ý kiến về cách thức có thể để chọn Tổng thống. Một số đại biểu muốn một nhánh Hành pháp yếu, đưa ra ý kiến về việc Tổng thống sẽ được chọn bởi cơ quan Lập pháp liên bang. Trong khi đó, những đại biểu muốn một nhánh Hành pháp mạnh mẽ đề xuất việc bầu cử phổ thông. Trong cả hai trường hợp, các nhà lập hiến bác bỏ việc bầu cử tổng thống trực tiếp cho dân chúng, để ngăn chặn tối đa khả năng chệch hướng sang chủ nghịa mị dân (demagogism). Các nhà lập hiến đã nhận ra rất nhiều nguy cơ cho nền dân chủ trong cuộc bầu cử trực tiếp Tổng thống,
bởi nó cho phép nhánh Hành pháp có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp tới dân chúng và thiết lập quyền lực cá nhân.
Về ý kiến bầu cử Tổng thống thông qua nhánh Lập pháp cũng bị từ chối thẳng thừng.Các nhà soạn thảo Hiến pháp muốn đảm bảo rằng Tổng thống sẽ có đầy đủ quyền lực và có vị thế độc lập với Quốc hội. Trong hệ thống nghị viện của Mỹ, Quốc hội không chọn tổng thống, tổng thống cũng không phải là lãnh đạo của một đảng tại Quốc hội. Các nhà lập hiến tin vào hệ thống phân chia quyền lực. Nếu Quốc hội lựa chọn tổng thống, tổng thống chắc chắn sẽ phải theo Quốc hội, đặc biệt khi tổng thống muốn được Quốc hội tái bầu. Các nhà lập hiến lo ngại rằng nếu Quốc hội bầu tổng thống, tổng thống chắc chắn sẽ ủng hộ Quốc hội đến mức trở thành con rối của cơ quan đó chứkhông phải là người có tiếng nói độc lập.
Gouverneur Morris cho rằng, người đứng đầu nhà nước phải là người bảo hộ của dân chúng, cùng với những tầng lớp thấp chống lại sự độc tài của nhánh Lập pháp. Vì vậy, nếu đã là người bảo hộ của dân chúng, hãy để cho dân chúng chọn Tổng thống.
Chống lại ý kiến này, các nhà lập hiến khác cho rằng người dân không thể có đầy đủ thông tin về phẩm chất của các ứng cử viên khác nhau, bởi sự rộng lớn của lãnh thổ và sự thiếu thốn khó khăn của phương tiên liên lạc thời bấy giờ.
Robert Livington chỉ ra rằng, người dân, đang và sẽ luôn luôn không sẵn sàng để có trong tay khả năng thi hành quyền lực. Bắt buộc phải ủy nhiệm cho một ai đó(delegate), và sự ủy nhiêm muốn có hiệu lực, phải có cơ chế để ngăn ngừa và đối trọng, với mục đich là ngăn không cho nhánh Lập pháp gây ảnh hưởng đến điều này.
Alexander Hamilton khẳng định, xã hội được chia làm hai giai cấp chính, người giàu và người nghèo. Cả hai giai cấp này, cần đưa cho họ những cách thức tham gia khác nhau, và thuộc về chính phủ. Nếu có được sự cân bằng giữa các giai cấp, chúng ta luôn có một chính phủ tốt.
James Madison đưa ra quan điểm về sự cần thiết của một nhánh Hành pháp độc lập, vì vậy hay đưa quyền bầu cử Tổng thống cho dân chúng, nhưng gián tiếp thông qua những người đại diện được chọn ở mỗi tiểu bang, có thể là chính những cử tri hay là những nhà lập pháp địa phương.
Và cuối cùng vào ngày 4 tháng 9 năm 1787, một ủy ban gồm 11 nhà lập hiến đã quyết định, Tổng thống của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ được chọn bởi các đại cử tri(Elector), đại diện cho dân chúng – những người đủ năng lực để đi bỏ phiếu trên khắp đất nước. Các cử tri họp với nhau 4 năm một lần, tại tiểu bang của chính họ để thảo luận và chọn một Tổng thống và một Phó Tổng thống.
Alexander Hamilton đồng ý với ủy ban lập hiến rằng dưới hệ thống Cử tri Đoàn, việc lựa chọn Tổng thống phải dành cho những người có khả năng. Ông nói thêm rằng có thể hệ thống này không hoàn hảo, nhưng ít nhất nó xuất sắc. Và như thế, hệ thống Cửtri Đoàn ra đời.
Thuật ngữ Cử tri Đoàn (Electoral College) không xuất hiện trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Điều II và Tu chính án thứ 12 chỉ nhắc đến các Đại cử tri (Elector), chứ không nhắc đến Cử tri Đoàn. Các nhà lập hiến sử dụng thuật ngữ “elector” có nguồn gốc từ Đế quốc La Mã Thần thánh (Holy Roman Empire, 962 – 1806). Đầu thế kỉ XIX, thuật ngữ Cử tri Đoàn mới được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ không chính thức chỉ những công dân được chọn để chỉ định Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ.
Cử tri Đoàn không hẳn là một cơ quan theo đúng nghĩa của nó, mà là một tiến trình. Cơ quan Lập pháp bang có quyền quyết định cách lựa chọn Đại Cử tri. Trong 40 năm đầu tiên của nền Cộng hòa, hầu hết các bang có xu hướng trao cho người dân quyền bầu Đại cử tri và tiến tới hình thành nguyên tắc theo đó người thằng cử tại từng bang sẽ giành được tất cả phiếu bầu của bang đó.
Việc phân bổ đại cử tri cho các bang phản ánh sự thỏa hiệp tại Quốc hội. Mỗi bang có số đại cử tri dựa trên số thành viên của họ tại Hạ viện và số thượng nghị sĩ. Do vậy, mỗi bang nhỏ nhất sẽ có ba đại cử tri, do có một đại diện tại Hạ viên và hai thượng nghị sĩ. Ngày nay, bang đông dân nhất ở Mỹ là California có 55 đại cử tri – vì có 53 đại diện tại Hạ viện và hai thượng nghị sĩ. Sự phân bổ cuối cùng được tính theo tỉ lệ dân số, theo đó các bang lớn nhất có nhiều đại cử tri hơn bang nhỏ nhất, mặc dù tỉ lệ đại diện tại Cử tri đoàn của các bang nhỏ có phần nào nhỉnh hơn do nguyên tắc bính đẳng giữa các bang tại Thượng viện.
Mới đầu, mỗi đại cử tri có thể bỏ hai phiếu, trong đó duy nhất một phiếu được bầu cho ứng cử viên từ bang họ. Ứng cử viên giành được nhiều phiếu bầu nhất sẽ trở thành tổng thống, và ứng cử viên giành được số phiếu bầu nhiều thứ hai trở thành phó tổng thống. Các nhà lập hiến cho rằng các đại cử tri có thể bỏ một phiếu cho “một người con ưu tú” của bang mính, tuy nhiên họ cũng sẽ phải cân nhắc bỏ phiếu cho một ứng cửviên có ảnh hưởng trên toàn quốc.
Bên cạnh đặc điểm này, Cử tri đoàn lúc ban đầu cho rằng sẽ không có các đảng phái chính trị hay liên danh giữa tổng thống và phó tổng thống. Người giành được số phiếu bầu nhiều thứ hai có thể là người ở vùng khác hoặc phe phái khác với tổng thống. Tuy nhiên, quan niệm của các nhà lập hiến về một chính phủ không có các đảng phái chình trị đã nhanh chóng bị sụp đổ. John Adams và Alexander Hamilton được coi là những người theo chủ nghĩa Liên bang còn Thomas Jefferson và James Madison là những người Cộng hòa-Dân chủ (tiền thân của Đảng Dân chủ ngày nay), đã liên danh để tranh cử Tổng thống. Cử tri đoàn lúc đầu – theo đó mỗi đại cử tri bỏ hai phiếu – đã không vận hành tốt trong hệ thống đảng phái đó. Cuộc bầu cử Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, diễn ra giữa Thomas Jefferson và John Adams, với thắng lợi của Jefferson đã dẫn tới điều sửa đổi thứ 12 của Hiến pháp, theo đó mỗi đại cử tri bỏ một phiếu bầu tổng thống và một phiếu bầu phó tổng thống.
Các nhà lập hiến không tiên liệu được sự phát triển của hệ thống đảng phái chình trị và chắc chắn đã không lập ra Cử tri đoàn để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đó. Tuy nhiên, theo thời gian, Cử tri đoàn trên thực tế đã củng cố cho hệ thống hai đảng Dân chủ và Cộng hòa:
Thứ nhất, các bang có xu hướng tiến hành bầu cử theo nguyên tắc “người thắng được tất cả”. Theo nguyên tắc này, một đảng phải đủ mạnh để thắng trong cuộc bầu cử phổthông ở từng bang, chứ không chỉ giành được một tỷ lệ phiếu bầu đáng kể.
Thứ hai, Cử tri đoàn buộc các đảng phải thắng ở các bang trên nhiều vùng khác nhau. Không ai có thể giành được đa số nếu chỉ chiến thắng ở miền nam hay đông bắc. Trên thực tế, hầu hết các ứng cử viên tổng thống đắc cử gần đây đều thắng ở đa số các bang.
Sau cuộc bầu cử năm 1800 khiến Cử tri đoàn phải thay đổi, chỉ có duy nhất một cuộc bầu cử tổng thống là đã không chọn ra được người thắng cuộc với đa số phiếu đại cửtri, và phải đưa ra Hạ viện để quyết định. Đó là cuộc bầu cử năm 1824, khi hệ thống đảng phái mới bắt đầu phát triển. Theo thời gian, các ứng cử viên đảng thứ ba, chẳng hạn như cựu tổng thống Theodore Roosevelt năm 1912 chạy đua với đối thủ là Tổng thống William Howard Taft, đã thắng ở các bang và giành được phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, những ứng cử viên của các đảng thứ ba chưa bao giờ đắc cử tổng thống và các đảng nhanh chóng tan rã ví không thểduy trì được nỗ lực trên toàn quốc để giành chiếc ghế tổng thống hoặc giành được sốghế đáng kể tại Quốc hội. Kể từ năm 1972, không một ứng cử viên đảng thứ ba nàogiành được đa số phiếu ở một bang nào.
Tóm lại, tinh thần cơ bản của Cử tri đoàn là bầu lên một tổng thống có sức cuốn hút quần chúng rộng rãi, độc lập với Quốc hội và có tầm ảnh hưởng trên toàn quốc. Đã có nhiều phong trào đấu tranh đòi thay đổi Cử tri đoàn và thực hiện bỏ phiếu phổ thông trực tiếp trên toàn quốc. Cho đến nay hệ thống này vẫn đang tiếp tục vận hành.
Phần 2: Quá trình bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ
1. Quá trình bầu cử
Cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, Tổng thống được lựa chọn thông qua việc bỏ phiếu gián tiếp của dân chúng. Người dân bầu những Đại cử tri (Elector), hình thành nên Cử tri Đoàn, nơi mà có nhiệm vụ lựa chọn Tổng thống. Người được chọn đầu tiên là George Washinton, và cũng người duy nhất trong lịch sửkhông thuộc bất kì đảng phái chính trị nào, được lựa chọn bởi Cử tri Đoàn, trúng cử hai lần liên tiếp. Bắt đầu từ cuộc bầu cử Tổng thống thứ hai (John Adams), đã bắt đầu xuất
hiện các đảng phái chính trị.
Sự phát triển của các Đảng phái chính trị là điều mà các nhà lập hiến không thể ngờtới. Trên phương diện quốc gia và với tính chất của một cuộc bỏ phiếu toàn dân, chỉ có những ứng viên thuộc các đảng phái lớn mới có khả năng được lựa chọn, bởi chỉ có họmới nhận được đủ tiềm lực để thắng các cuộc bầu cử phổ thông ở từng bang một. Vì vậy, hệ thống bầu cử thuở ban đầu theo đúng ý nghĩa trong Hiến pháp đã bị biến đổi, khi mà các Đại cử tri giờ đây là thành viên của các đảng phái chính trị. Các đảng phái nhỏ hơn dường như không thể thành công, bởi việc bầu cử thông qua các Đại cử tri đã giới hạn khả năng của họ. Hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ, tự nó đã củng cố hệ thống Lưỡng đảng (bipartisan)
Hệ thống bầu cử Tổng thống hiện tại là một cuộc bầu cử gián tiếp thông qua các Đại cử tri (Elector), được dân chúng lựa chọn. Tuy vây, các Đại cử tri phải cam kết trước đảng của mình và những người dân, lựa chọn ứng cử viên thuộc chính đảng đó. Có thể nói các Đại cử tri đã xác định trước mục tiêu của lá phiếu lựa chọn Tổng thống (người của chính đảng mình). Vì vậy, hệ thống bầu cử gián tiếp được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kì, đã bị biến tấu thành một cuộc bầu cử trực tiếp toàn dân, khi mà các Đại cử tri bịgiới hạn trong việc đưa ra quyết định của mình. Cần lưu ý rằng, không có bất kì một điều luật nào quy định bắt buộc các Đại cử tri phải bầu cho ứng cử viên của Đảng mình đưa ra. Tuy nhiên, việc lật lọng là rất hiếm trong lịch sử bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, và điều này thường đồng nghĩa với việc chấm dứt sự nghiệp chính trị.
Cuộc bầu cử Tổng thống được diễn ra với 5 giai đoạn: Giai đoạn đầu, các ứng viên Tổng thống trong một Đảng tiến hành vận động ứng cử. Giai đoạn hai, tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc (National Conventions) chọn ra ứng viên Tổng thống chính thức của Đảng. Giai đoạn ba, các ứng viên Tổng thống chính thức của mỗi Đảng sẽ đi vận động tranh cử khắp đất nước. Tiếp theo đên giai đoạn tổng tuyển cử toàn quốc chọn ra các Đại cử tri. Và cuối cùng, giai đoạn năm, các Đại cử tri đi bỏ phiếu bầu Tổng thống.
Ở giai đoạn ban đầu, các chính trị gia của một Đảng tham gia ứng cử để trở thành ứng viên chính thức của Đảng đó, và vận động tranh cử trên khắp đất nước. Hiến pháp yêu cầu, các ứng cử viên phải là công dân Hoa Kỳ, sinh ra trong lãnh thổ Hoa Kỳ, ít nhất 35 tuổi và sinh sống ở Mỹ ít nhất 14 năm. Giai đoạn đầu này được bắt đầu từ tháng Một cho đến giữa năm. Có hai hình thức bầu chọn ứng viên chính thức trong Đảng, bầu cửsơ bộ (Primary) hoặc họp Đảng (Caucus).
Các đảng phái quyết định hình thức bầu chọn ứng viên ở từng bang. Đa số các bang chọn hình thức bầu cử sơ bộ. Các cuộc họp đảng Caucus bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng Hai tại tiểu bang Iowa, và các cuộc bầu cử sơ bộ Primary diễn ra ngay sau đó một tuần, bắt đầu tại New Hamshire. Đa số được diễn ra vào ngày Siêu Thứ Ba (Super Tuesday), ngày 3/3. Trong hình thức họp đảng caucus, các đảng viên tụ họp lại đểnghe các ý kiến trình bày của từng ứng viên và sau đó các đảng viên bỏ phiếu cho ứng viên ưa thích. Còn trong các cuộc bầu cử sơ bộ, có thể là bầu phiếu mở hoặc phiếu kín. Trong bầu phiều mở, có thể tham gia tất cả người dân đến tuổi trưởng thành, thuộc một trong hai đảng phái đi bỏ phiếu. Hình thức này có thể dẫn đến người của đảng khác gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử. Vì vậy, người ta sử dụng phiếu kín, mỗi đảng ởmỗi tiểu bang có số đại biểu khác nhau theo nhiều tiêu chí. Và các đại biểu này sẽ đi bỏ phiếu chọn ứng viên đảng mình.
Sau đó, đến giai đoạn Đại hội Đảng toàn quốc, diễn ra từ tháng Sáu đến tháng Tám. Công việc chính của Đại hội Đảng là kiểm phiếu ở giai đoạn một, và công bố ứng viên Tổng thống và Phó tổng thống chính thức. Ai đạt được số phiếu quá bán (một nửa cộng một) thì sẽ chiến thắng.
Về lí thuyết, quá trình trên diễn ra ở cả hai Đảng, nhưng thực chất, nếu đương kim Tổng thống hết nhiệm kì một, sẽ tiếp tục trở thành ứng viên chính thức để tranh cửnhiệm kì hai, nên quá trình trên chỉ diễn ra ở Đảng đối lập. Sau khi hết hai nhiệm kì, Tổng thống không thể tranh cử tiếp nữa vì theo Tu chính án thứ 22 (Amendment XXII) được thông qua vào năm 1951, một Tổng thống chỉ được tối đa hai nhiệm kỳ. Vì vậy năm nay, ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa vẫn là đương kim Tổng thống Donald Trump, còn ứng viên bên Dân chủ là Joe Biden, sau khi được công bố trong Đại hội đảng Dân chủ toàn quốc
Thời điểm từ Đại hội Đảng toàn quốc đến ngày Tổng tuyển cử, thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng Mười Một, sẽ diễn ra giai đoạn quan trọng, vận động tranh cử của các ứng viên chính thức để dành phiếu đại cử tri đoàn ở các bang. Giành được đa số phiếu của cử tri đoàn là một nhiệm vụ đầy phức tạp. Các cuộc vận động tranh cử tổng thống thường phải dành rất nhiều thời gian để xây dựng các chiến lược nhằm giành được con số thần kỳ 270 lá phiếu đại cử tri – đa số phiếu trong tổng số 538 phiếu.
Thực tế chính trị cho thấy phần lớn các tiểu bang, tối đa khoảng 30, có thể hoàn toàn đứng về phìa Đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa và không đua tranh quyết liệt. Các bang chiến trường, gọi là Swing States, như North Carolina, Wisconsin, Florida, Ilinois, Ohio, Pennsylvania và Michigan có ý nghĩa quyết định đến chiếc ghế Tổng thống (lưu ý rằng các bang chiến trường có thể thay đổi theo từng năm). Dồn thời gian và tiền bạc vào những tiểu bang sân nhà có thể sẽ là một sự lãng phì nghiêm trọng đối với bất kỳ bên tham gia tranh cử nào, tuy nhiên vẫn phải bỏ ra các nỗ lực để củng cố bức tường của mình trước sự tấn công của đội thủ
Giành được đa số phiếu của cử tri đoàn chắc chắn có nghĩa là dành thời gian và nguồn lực quý giá ở bang này thí buộc phải hy sinh bang khác. Trong những tuần cuối cùng trước ngày bầu cử, các chiến dịch hàng ngày phải đưa ra những quyết định đầy khó khăn về việc lựa chọn những tiểu bang ưu tiên và những tiểu bang cần phải hy sinh. Việc lựa chọn sai lầm các tiểu bang có nghĩa là hoặc sẽ giành được Nhà Trắng hoặc là đứng ngoài cuộc trong bầu không khì chình trị của Ngày Nhậm chức Tổng thống vào 20/1. Đó là lí do dẫn đến thất bại của bà Clinton trước Trump vào năm 2016. Clinton đã tập trung nguồn lực và thời gian ở nhưng bang mà bà không cần phải thắng, như North Carolina và Ohio, thay vì củng cố bức tường xanh (các bang sân nhà), với 18 bang đã liên tục bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trong sáu kỳ bầu cử vừa qua. Ông Trump, đã dành chiến thắng tại Pennsylvania và Michigan, những bang chưa từng bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa kể từ năm 1992 và Wisconsin, lần đầu kể từ 1988.
Các ứng viên sẽ đi khắp đất nước, trò chuyện với các cử tri, với báo chí, về các chính sách của mình khi nếu được bầu làm Tổng thống để lôi kéo lá phiếu của dân chúng. Đi cùng với họ là một ê-kíp chuyên hỗ trợ, vận động tranh cử. Họ là các cố vấn, đặc phái viên công chúng, luật sư, v.v. Việc tăng cường sử dụng Tivi truyền hình được bắt đầu từnhững năm 50 của thế kỉ trước, khi mà chi phí cho các chiến dịch tranh cử tăng mạnh, bởi sự phụ thuộc của các Đảng phái vào những người giàu có và quyền lực. Có một sựnguy hiểm tiềm tàng khi các nhà đóng góp cho chiến dịch tranh cử của các ứng viên có thể ảnh hưởng tới các chính sách của họ. Đây là điều đáng lo ngại đối với các nhà quan sát chính trị Hoa Kỳ.
Vì vậy, để kiểm soát quỹ tài chính dành cho các chiến dịch, vào năm 1971, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật về chiến dịch tranh cử liên bang (Federal Election Campaign Act). Đạo luật này giới hạn số tiền mà Tổng thống, Phó Tổng thống hoặc gia đình của họ có thể đóng góp từ các nguồn riêng. Đồng thời cũng tạo ra một ủy ban có nhiệm vụ ghi tên và địa chỉ của tất cả những ai đóng góp hơn 100 đô la cho các chiến dịch. Vụ Watergate vào năm 1972 đã dẫn tới việc thông qua một Đạo luật mới vào năm 1974, thành lập một hệ thống tài chính liên bang cho các chiến dịch tranh cử, giới hạn số tiền có thể nhận được từ các nguồn khác.
Thời điểm quan trọng nhất của chiến dịch tranh cử, có lẽ là các Cuộc tranh luận (Debates) giữa hai ứng viên. Các ứng viên tham gia vào ba cuộc tranh luận trên truyền hình. Tại đây, họsẽ nêu các chính sách của mình, chỉ trích các chính sách của đối phương. Trong thời đại hiện nay, các cuộc tranh luận trên Tivi là cơ hội tốt nhất để người dân có thể thấy được ứng viên Tổng thống tương lai một cách rộng rãi, là cơ hội tốt nhất có thể xoay ngược tình thế. Năm 1969, Richard Nixon xuất hiện trong bốn cuộc tranh luận trên Tivi với đối thủ John Kennedy. Sau các cuộc tranh luận, mọi người đã có thể hình dung Tổng thống tương lai là ai. Trước đó, Nixon đang dẫn trước 1 điểm với 47% người được hỏi ủng hộ, còn Kennedy có 46%, còn sau cuộc tranh luận, Nixon tụt xuống 46%, còn Kennedy tăng lên tới 49%.Dù còn có nhiều ý kiến, sự xuất hiện của các ứng viên Tổng thống trên Tivi cung cấp cơ hội duy nhất cho hàng triệu người dân Mỹ, để họ có thể thấy các ứng viên, đánh giá tính cách, con người, sự hiểu biết, các chính sách và khả năng vượt khó của họ.
Sau các cuộc vận động bầu cử và tranh luận sôi nổi trên khắp nước Mỹ, cuộc tổng tuyển cử toàn quốc được diễn ra vào thứ ba sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng Mười Một. Thời đầu, người dân sẽ đi lựa chọn các Đại cử tri, những người có nhiệm vụ bầu Tổng thống. Dần dần, hệ thống đã trở thành bầu cử phổ thông toàn dân, khi mà chính người dân mới là người quyết định Tổng thống. Cử tri Đoàn giờ đây mang tính hình thức, một bước trung gian.
Tại mỗi tiểu bang, các đảng phái sẽ đưa ra một danh sách các Đại cử tri của bang đó. Quá trính lựa chọn đại cử tri ở mỗi bang khác nhau. Họ thường là những người có cống hiến cho Đảng. Mỗi bang được phân bổ số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ của bang đó (luôn là hai) và số đại diện của họ tại Hạ viện, dựa trên thống kê dân sốtiến hành 10 năm một lần. Hiện nay, bang đông dân nhất là California có 55 đại cử tri, trong khi đó bang có cư dân ìt hơn như Bắc Dakota có thể chỉ có 3 hoặc 4 đại cử tri. Cửtri đoàn hiện nay bao gồm 538 đại cử tri (tương ứng với 435 thành viên Hạ viện và 100 thượng nghị sĩ, cộng với 3 đại diện của Quận Colombia – nơi có thủ đô Washington).
Để đắc cử tổng thống và phó tổng thống, ứng cử viên phải giành được đa số 270 phiếu đại cử tri. Vào ngày bầu cử, người dân đủ tuổi trưởng thành sẽ đến các địa điểm bỏphiếu. Trên lá phiếu ghi tên ứng viên Tổng thống của hai Đảng. Danh sánh Đại cử tri có thể xuất hiện ở dưới tên của các ứng viên Tổng thống hoặc không, phụ thuộc vào các bang. Tuy nhiên, đa số các bang sử dụng “lá phiếu rút gọn” (short ballot), không có tên của Đại cử tri, khiến mọi người hiểu nhầm mình đang bầu trưc tiếp Tổng thống, nhưng thực chất họ đang bầu cho các Đại cử tri cùng đảng phái với ứng viên Tổng thống đó.
Cử tri Đoàn được nhóm họp vào thứ hai đầu tiên sau thứ tư thứ hai của tháng Mười Hai ở thủ phủ tiểu bang, để các Đại cử tri bỏ phiếu bầu Tổng thống. Đảng phái nào chiến thắng trong cuộc bầu cử phổ thông của bang đó sẽ cử các Đại cử tri đảng mìnhđi bỏ phiếu cho ứng viên Tổng thống và Phó Tổng thống của chính Đảng đó. Rất hiếm trường hợp lật lọng xảy ra. Ai dành ít nhất 270 phiếu sẽ là Tổng thống mới, nhậm chức vào ngày 20/1 sau một lời tuyên thệ trước điện Capitol ở thủ đô Washinton D.C. Nếu phiếu bằng nhau hoặc không ai đạt được 270 phiếu, Hạ viện sẽ quyết định ai là Tổng thống thông qua bỏ phiếu. Trong lịch sử, chỉ có hai lần Hạ viện phải làm nhiệm vụ này, với Thomas Jefferson năm 1800 và John Quincy Adams năm 1824.
Có 48 trong số 50 bang và Quận Colombia (D.C) thực hiện nguyên tắc “người thắng được tất cả” (Winner takes all). Ví dụ, tất cả 55 phiếu của đại cử tri California được dành cho người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông ở bang đó, ngay cả khi chiến thắng đó là sìt sao 50.1%-49.9%.
Chỉ có hai bang là Nebraska và Maine không theo nguyên tắc người thắng được tất. Ở các bang này, phiếu đại cử tri có thể phân bổcho các ứng cử viên thông qua phân bổ phiếu bầu theo tỉ lệ. Tổng số phiếu của Cử tri đoàn sẽ quyết định ai là tổng thống và phó tổng thống, chứ không phải đa số theo thống kê hoặc đa số mà một ứng cử viên có thể giành được trong cuộc bỏ phiếu phổthông trên toàn quốc. Thông thường, ứng viên dành đa số phiếu phổ thông sẽ dành được đa số phiếu Đại cử tri. Trong lịch sử Mỹ có năm lần ứng cử viên giành được hầu hết phiếu phổ thông trên toàn quốc nhưng lại không giành được đa số phiếu đại cử tri.
Đó là các năm 1824, 1876, 1888, 2000 và 2016. Lí do bởi sự chênh lệch dân số giữa các Tiểu bang, các chiến thắng sít sao và không phải tất cả người dân đều đi bỏ phiếu.
Năm 2000, hơn 105 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu ngày 7/11. Đầu giờ tối, kết quả của cuộc bầu cử rõ ràng rất sìt sao. Al Gore của đảng Dân chủ giữ vị trì dẫn đầu về số phiếu phổ thông khắp cả nước, và cuộc bỏ phiếu ở đại cử tri cũng thật sìt sao, với 246 phiếu dành cho George Bush của Cộng hoà và 254 phiếu cho Gore, còn 37 phiếu chưa được quyết định ở ba tiểu bang. New Mexico và Oregon, với 12 lá phiếu đại cử tri, cuối cùng được tuyên bố bầu chọn Gore, và ông đã được 266 phiếu,nhưng Florida, với 25 lá phiếu đại cử tri mang tình quyết định, đã thuộc về Bush. Năm 2016 cũng vậy, Trump đã dành được được 304 phiếu Đại cử tri, trong khi thua 3 triệu phiếu phổ thông so với Clinton. Trump đã dành chiến thắng ởhầu hết bang chiến địa.
2. Kết luận
Một lý do khiến cho hệ thống Cử tri đoàn dường như không thể bị thay thế là bởi ví rất khó có thể sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ. Điều này trước tiên đòi hỏi Quốc hội Mỹ phải thông qua đề xuất sửa đổi với tỷ lệ đồng ý là hai phần ba ở cả Hạ viện và Thượng viện; sau đó ba phần tư tổng số các bang phải phê chuẩn đề xuất này.
Có thể dễ dàng chỉ ra rất nhiều lý do khiến người ta muốn xóa bỏ hệ thống Cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống Mỹ – đặc biệt là ví hệ thống này đôi khi đã dẫn tới việc lựa chọn ra ứng cử viên có số phiếu thấp hơn trong cuộc phổ thông đầu phiếu trên phạm vi toàn quốc. Nhưng việc chỉ rõ cách thức thay thế hệ thống này thí lại không hoàn toàn đơn giản.
(Hết)
Tài liệu tham khảo: