Tôi không ưa kiếp sau vì tôi ghét chết hai lần. Vì không muốn chết lần nữa cho nên tôi ghét tái sanh.
“I’d hate to die twice. It’s so boring.” last words (15 February 1988), according to James Gleick, in Genius: The Life and Science of Richard Feynman (1992), p. 438
Hay ngược lại, tôi ưa luân hồi tái sinh nhưng không ưa luân hồi tái tử. Nhất là cái đáng ghétgià bệnh ở giữa chu kỳ sinh và tử. Tuy nhiên, nếu không có tái … tê thì tôi không thể tái … sống? Chán chết!
Cái chết này buồn chán chết được. Có thể, vì ‘chán đời’ nên không muốn sống. Cho nên, ‘chán chết’ nên không muốn chết?
“This dying is boring.” last words (15 February 1988), recalled by sister Joan Feynman, in Christopher Sykes, editor, No Ordinary Genius: The Illustrated Richard Feynman (1994), p. 254
Tôi không ưa bướt qua cửa tử nhưng trong khoảng không-thời gian tử và sinh vô thường đó có thể là giai đoạn đẹp nhất của luân hồi?
Hình như, chết như thật và sống như mộng? Sống như ở trọ, tù túng. Thác về nhà, giải thoát. Vậy mà đa số ai ai cũng sợ chết, kể cả tớ?
Có thể, bản năng tự nhiên của con người chỉ có sợ cái mình không biết và chưa từng trãi qua như là cái chết nhưng không có sợ cái mình đang kinh nghiệm trong cuộc sống đầy đau khỗ này?
Cho nên, thà sống khổ như bị đày xuống địa ngục chung đụng với yêu quái còn hơn chết sướng như được lên thiên đường ở chung với thượng đế?
Nhân loại miệng thì đeo đẽo yêu thượng đế mong được lên thiên đường nhưng chỉ muốn lên thiên đường mà vẫn còn sống nhăn răng chứ không phải chết trước như là điều kiện tiên quyết.
Tôi sẽ không bao giờ lầm lổi nữa, lỡ nghe theo ý kiến của chuyên gia. Dĩ nhiên, ta chỉ sống một đời, ta tạo ra tất cả lổi lầm, rồi học tránh lầm lổi, và như thế là cuối cùng của đời ta.
“I’ll never make that mistake again, reading the experts’ opinions. Of course, you only live one life, and you make all your mistakes, and learn what not to do, and that’s the end of you.” Part 5: “The World of One Physicist”, “The 7 Percent Solution”, p. 255, Feynman
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật.
Thế cho nên tất bật đến bây giờ!
Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc.
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay!
(Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật, Bùi Giáng)
Tôi chỉ muốn thử sống một kiếp người này nữa thôi; và nếu như làm thiện tri thức mà cứ lo sợ những nguyên nhân, luôn cố tránh vấp phải lổi lầm, hay làm kẻ phàm phu mà cứ học cách tránh né hậu quả của những tội lổi đó. Làm tài tử diễn tuồng ‘gieo nhân gặt quả’ mà cứ phập phòng lo nhân duyên hợp, sợ trái quả sinh thì có thể đây là kiếp nghệ sĩ cuối cùng của tôi vì đời sống này quá hoàn hảo, không có gieo nhân gặt quả, không hí trường để hỉ nộ ái ố. Nó không khác với nơi mà ‘bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả,’ và nếu thật sự như vậy thì cỏi đời này ngẫm quá nhàm chán để tái sinh.
Kẻ chưa bao giờ gặt quả là kẻ chưa bao giờ gieo nhân cũng là kẻ chưa bao giờ vô minh nên chưa bao giờ giác ngộ?
Người không gieo nhân gặt quả trên đời này là người không làm bất cứ chuyện gì cả.
Albert Einstein (1879-1955) Nhà vật lý lý thuyết vĩ đại người Đức, “cha đẻ” của Thuyết Tương đối đã nói: Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.
Cho nên, muốn không lầm lỗi thì đừng làm gì cả. Đừng tái sinh làm người và đã lỡ làm người thì đừng nên tham sanh húy tử nữa?
Chúng ta không nên quá bận tâm để không vấp lỗi lầm mà hãy quyết tâm sống có giá trị cho nhân quần xã hội dù phải phạm lỗi lầm.
Chúng ta không nên lo sợ và hối hận đã lầm lỗi trong đời, nhưng nên biết ơn đời đã rộng lượngvới những lỗi lầm đó của chúng ta.
“Chúng ta có thể phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc là vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng.” Abraham Lincoln (1809-1865) Tổng thống thứ 16 của Mỹ
Trái lại với kinh nghiệm từng trải của Lincoln, tôi không phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc thất vọng vì trong bụi gai không có hoa hồng.
Tôi không hoài nghi là trong đời không đau khổ nhưng nghi ngờ là có đau khổ trong đời?
Tôi sống không bất mãn hay vui mừng. Tôi không thắc mắc tại sao tôi sống. Tôi chỉ sống vậy thôi.