Làn sóng mới của Covid 19 đã hình thành bức tranh mới tình hình dịch ở VN, số ca mắc mới, diện F phải cách ly, mức độ giãn cách xã hội đều gia tăng. Ở vùng cực Nam, đã có cái nhìn rõ rệt về làn sóng mới này khi sinh hoạt, đời sống xã hội, giao thông bị kiểm soát chặt. Hình ảnh quốc lộ quang vắng, những chiếc xe khách nằm rải rác đổ dừng tuyến phản ánh tình hình. Nhiều cơ sở bị trưng dụng làm khu cách ly, số lượng đáng kể đợt đối tượng bị đưa vào cách ly vừa về từ TP HCM, nơi tình hình dịch đang bùng phát mạnh.
Covid 19 đã không còn mới mẻ, đã kéo dài, người dân VN đã sống cùng với lũ- theo một cách nói- bảo tháng ngày. Bên cạnh nỗ lực nhập vắc xin, cơ cấu sắp xếp hoạt động kinh tế, cách ly, phun tẩy làm sạch môi trường... có lẽ nên nghĩ nhiều đến một vế quan trọng để đối phó tình hình dịch ở diễn biến xấu hơn nữa, đấy là yếu tố tinh thần, sự vững vàng trước thử thách, tỉnh táo, bản lĩnh... Yếu tố tinh thần nên xem là một trong những đối trọng với tâm lý lo lắng, căng thẳng do dịch tái bùng phát. Trạng thái tinh thần tích cực vô cùng cần thiết trong khủng hoảng.
Nhìn nhận công bằng, qua cách con số công khái, Covid 19 ở VN vẫn ở tầm mức thấp so với các tâm dịch trên thế giới, và có vẻ như đặc điểm riêng của môi trường xã hội VN tiếp ứng với dịch “ ổn” hơn các nước khác?
Cũng công bằng mà nói an ninh lương thực của VN khá tốt: vùng trồng lúa và sản lượng rất khá, sự điều tiết thị trường lúa gạo trong nước và xuất khẩu sẽ giữ mức giá có lợi cho bà con nghèo, tránh khủng hoảng lương thực và điều đó có ý nghĩa sinh tử.
Khi khó khăn, sức mạnh vốn có đoàn kết tương thân tương ái của người Việt càng hiển lộ, đời sống ở thôn ấp hẻm phố ấm áp nghĩa tình...
Suy nghĩ nghiêm túc tích cực sẽ không quá bi quan và tạo nên một kháng thể ứng phó dịch.
Trong kháng thể ấy có những hoạt động phù hợp giải trí, nâng cao tính thần, đọc sách xem film hay, lắng lòng thực hiện các nhu cầu tâm linh, động viên chia sẻ trong hội nhóm cộng đồng...
Kháng thể ấy – như đã nói- vô cùng quan yếu trước thách thức mới.
Nguyễn Thành Công