Mục đích của quỹ là hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong công tác nghiên cứu và học tập Phật giáo. KF hiện đang hợp tác với các chương trình nghiên cứu Phật giáo tại mười trường đại học trên bốn châu lục. Nhằm khuyến khích các sinh viên nghiên cứu về Phật giáo, hằng năm KF sẽ trao giải thưởng trị giá 1000 USD cho các cá nhân xuất sắc do mười trường đại học chọn ra. Đối với chi phí cho một đề tài nghiên cứu khoa học thì 1000 USD không phải là số tiền lớn, tuy nhiên đây là cách thể hiện sự tôn trọng dành cho những sinh viên đang học tập chăm chỉ.
“Tôi rất may mắn khi được nhận giải thưởng từ KF, về mặt tài chính thì đây là sự hỗ trợ kịp thời còn về tinh thần thì đây lại là sự động viên rất lớn”, Ma Shengna, nghiên cứu sinh nhận giải thưởng KF đến từ Đại học Bắc Kinh.
Nhận được nhiều phản ứng tích cực, KF đang dự định mở rộng phạm vi trao giải thưởng lên đến 15 trường Đại học. Hiện tại, Đại học quốc gia Đài Loan đã chính thức trở thành đơn vị hợp tác tiếp theo của KF.
Danh sách nghiên cứu sinh được nhận giải thưởng năm nay:
1. Ma Shengna, Đại học Bắc Kinh : Theo học thạc sĩ tiếng Phạn và Tây Tạng tại Viện nghiên cứu tiếng Phạn và văn học Phật giáo. Trước đây cô theo học ngành khảo cổ và giữ vai trò như một người phụ trách bảo tàng, hiện giờ cô tập trung vào nghiên cứu văn học ảnh tượng Phạn.
2. Kathryn Boden, Đại học California tại Bekerley : Cô theo học chuyên ngành vật lý và cũng hoàn thành một số khóa học về Phật giáo, Tây Tạng, nghiên cứu tôn giáo. Cô bắt đầu chú ý đến các chương trình nghiên cứu Phật giáo từ năm 2011. Hiện tại cô đang thực hiện một luận án tốt nghiệp, một nghiên cứu xã hội học về cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Phật giáo trong cộng đồng tu viện Tây Tạng ở Ấn Độ và Nepal.
3. Leopold Eisenlohr, Đại học Pensylvania : Là nghiên cứu sinh tại khoa ngôn ngữ và văn minh Đông Á. Anh đang nghiên cứu về sự thích ứng của các hình thức văn học và triết học Phật giáo với văn hóa Hồi giáo ở Old Uyghur và Trung Quốc, tìm kiếm sự tương tác bằng văn bản giữa Phật giáo và Hồi giáo thông qua các triều đại ở Trung Quốc và Trung Á.
4. Jorg Heimbel, Đại học Hamburg : Năm 2007, ông nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Tây Tạng học và Dân tộc học. Luận án thạc sĩ của ông nghiên cứu về cuộc đời và các tác phẩm của Dhongthog Rinpoche Tenpe Gyaltsen (1933-2015) một học giả nổi tiếng Tây Tạng, là hóa thân thứ năm của Jampal Rigpai Raldri. Năm 2014 ông nhận bằng tiến sĩ với đề tài về cuộc đời của người sáng lập dòng truyền thừa Sakya, một trong bốn dòng truyền thừa lớn của Phật giáo Tây Tạng.
5. Eiji Okawa, Đại học British Columbia : Nghiên cứu sinh tại Khoa nghiên cứu Châu Á. Hiện tại ông đang nghiên cứu về mối quan hệ giữa các vùng đất thiêng liêng của một di tích tôn giáo và không gian phát triển ở đó. Ông đang tập trung nghiên cứu núi Koya, Nhật Bản, nơi có một tu viện Phật giáo được thành lập từ thế kỷ thứ 9.
6. Chris Clark, Đại học Sydney : Trọng tâm nghiên cứu tiến sĩ của ông là Apadana, một văn bản Phật giáo nguyên thủy bằng tiếng Phạn, một bộ sưu tập lớn của các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo –ni thời xưa. Ông hy vọng có thể tiếp tục chỉnh sửa và dịch Apadana, khoảng 600 trang để cung cấp cho các học giả, các Phật tử và công chúng một câu chuyện tường thuật thú vị.
7. Alan Wong Ming Chiu, Đại học Hồng Kông : Một giám đốc tài chính đã nghỉ hưu và bây giờ là một Thạc sĩ nghiên cứu Phật học.