Phật giáo Hoa Kỳ không có lịch sử lâu đời, chỉ khoảng hơn 100 năm, số lượng tín đồ cũng không quá lớn. Tuy nhiên, các dòng, phái hết sức phong phú, thậm chí còn được coi là “bảo tàng Phật giáo thế giới”; biểu hiện rõ nét qua: Phật giáo nguyên thủy Nguyên thủy, Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Trung Quốc… cùng tồn tại; các hệ phái Phật giáo của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka… đều mở cơ sở thờ tự, trung tâm truyền bá Phật giáo của mình. Phật giáo truyền bá vào Hoa Kỳ mang tính chỉnh thể, đa dạng và độc lập và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Phật giáo tại đây lại có những bước phát triển vượt bậc.
1. Quá trình hình thành, phát triển:
Có thể chia các bước phát triển Phật giáo ở Hoa Kỳ theo tiến trình thời gian thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX:
Đây là giai đoạn xã hội Hoa Kỳ tiếp xúc với tư tưởng Phật giáo khá muộn, khởi thủy không phải xuất phát từ châu Á mà lại từ châu Âu. Năm 1844, bản Kinh Pháp hoa được dịch ra tiếng Anh từ bản tiếng Pháp. Cùng năm đó một giáo sư trường Đại học Yale trong buổi hội thảo về chủ đề đông phương học đã công bố một văn bản học thuật liên quan đến Phật giáo. Năm 1893, Hội nghị tôn giáo thế giới lần thứ nhất được tổ chức tại Chicago, lúc này nhiều người Hoa Kỳ lần đầu tiên mới có cơ hội gặp gỡ tăng ni Phật giáo đến từ khu vực Châu Á như Nhật Bản, Srilanka…
Giai đoạn thứ hai, từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX:
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, một số lượng lớn di dân châu Á đến Hoa Kỳ, những di dân đầu tiên này bắt đầu xây dựng các ngôi chùa Phật giáo tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại khu vực phía bờ biển phía Tây (ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở Hoa Kỳ vào năm 1853 tại bang San Francisco). Nửa đầu thế kỷ XX, một số sách, kinh Phật được viết bằng tiếng Anh, tạo điều kiện cho người dân Hoa Kỳ tiếp xúc sâu hơn với Phật giáo, đi cùng với đó số lượng tăng ni, Phật tử cũng tăng lên đáng kể.
Giai đoạn thứ ba, từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 cho đến nay:
Đây là giai đoạn Phật giáo tại Hoa Kỳ có bước phát triển nhanh chóng. Có thể nói, xuất phát từ hai nguyên nhân: Thứ nhất, sau khi chiến tranh kết thúc, số lượng người nhập cư Châu Á đến Hoa Kỳ tăng vọt, thứ hai vào thời điểm này, trào lưu “đánh bại thế hệ hay thế hệ kiệt sức” (Beat Generation) không đồng nhất với giá trị chính thống phương Tây song lại rất hứng thú với nền văn hóa phương Đông thần bí trong đó có Phật giáo, đại biểu cho “Phật giáo của thế hệ kiệt sức” là nhà thơ nổi tiếng người Hoa Kỳ Allen Ginsberg (1926-1997). Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người gốc Hoa Kỳ quy y đạo Phật hoặc chuyển sang theo đạo Phật (đặc biệt là theo hệ phái Thiền của Phật giáo), từ đây bắt đầu hình thành Phật giáo Hoa Kỳ một cách rõ nét.
2. Quy mô số lượng tín đồ Phật giáo Hoa Kỳ hiện nay
Tại Hoa Kỳ, có 79% dân số Hoa Kỳ theo Thiên Chúa giáo (bao gồm Công giáo và Tin Lành), 2% theo Do thái giáo, người theo đạo Hồi và Ấn Độ giáo chiếm chưa đầy 1% dân số. Cho đến nay số lượng phật tử tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 1% dân số (tức khoảng 3 triệu người). Nếu nếu tính từ đầu những năm 60 trở lại đây, số lượng phật tử đã tăng lên gấp 15 lần và được coi là tôn giáo có mức độ phát triển mạnh nhất ở Hoa Kỳ. Chỉ tính riêng về số lượng tín đồ, Phật giáo đã trở thành tôn giáo lớn thứ 3 ở Hoa Kỳ.
Ngoài số lượng 3 triệu phật tử, còn khoảng 2 triệu người Hoa Kỳ có cảm tình với Phật giáo, tuy số người này bản thân không thừa nhận mình là Phật tử, song họ vẫn duy trì thiền định và thực hiện một số nghi thức phật giáo khác, họ không quy y vào một ngôi chùa hay trung tâm Phật giáo cụ thể nào mà thực hiện hình thức Thiền tại gia. Họ vẫn có thể đi lễ nhà thờ vào ngày chủ nhật, song vào những ngày bình thường khác vẫn thực hiện phương pháp tu thiền; chính lý do những người này có cảm tình với Phật giáo, thường xuyên tu tập Phật giáo, trên tủ đầu giường ngủ thường đặt sách có liên quan đến kinh kệ Phật pháp nên những tín đồ này được đặt cho cái tên “tín đồ Phật giáo tủ đầu giường”.
Theo điều tra mới nhất, số lượng người dân Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng Phật giáo vào khoảng 20-30 triệu người, chiếm 10% tổng dân số Hoa Kỳ và những người này thừa nhận Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tâm linh và tín ngưỡng tôn giáo của họ. Nếu gộp toàn bộ tín đồ Phật giáo, “tín đồ Phật giáo tủ đầu giường” và những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo, con số có thể sẽ còn lên tới hơn 30 triệu người, đây là quy mô số lượng đáng kinh ngạc tại Hoa Kỳ.
3. Dòng phái chủ yếu của Phật giáo Hoa Kỳ hiện nay
Phật giáo nguyên thủy Nguyên thủy (Theravada), Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Tây Tạng là những dòng tu chính truyền bá vào Hoa Kỳ, đồng thời có tầm ảnh hưởng rất phức tạp đến Phật giáo Hoa Kỳ, tại đô thị lớn như Los Angeles những dòng Phật giáo này phát triển hết sức mạnh mẽ, lan rộng trong đời sống xã hội. Tại Hoa Kỳ, các tông phái Phật giáo có thể được chia thành 4 dòng chính.
Thứ nhất, dòng Phật giáo của những người Hoa Kỳ gốc Á lâu đời, tín đồ chủ yếu là người gốc Hoa, Nhật Bản, khoảng 250 nghìn người. Nền tảng của dòng Phật giáo này khởi nguồn từ Trung Quốc và Nhật Bản. Vào thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX nhiều dân di cư Nhật Bản, Trung Quốc đến Hoa Kỳ đã mang theo cả tín ngưỡng Phật giáo của mình. Đồng nhất với thời gian đó, những di dân châu Á đầu tiên cũng cho xây dựng nhiều chùa chiền, cơ sở thờ tự Phật giáo. Từ đó cho đến nay, những tín đồ Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản truyền thống chủ yếu là những di dân gốc Hoa, Nhật Bản đã ở thế hệ thứ 4, thứ 5 tại Hoa Kỳ. Chính lý do trên, các đoàn thể Phật giáo của họ sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh làm ngôn ngữ chính để truyền bá Phật giáo chứ không phải tiếng mẹ đẻ.
Thứ hai, dòng Phật giáo của những người gốc châu Á mới vào Hoa Kỳ, thành viên chủ yếu là người gốc Đông Nam Á, ước chừng 1,35 triệu người. Vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX, kể từ chiến tranh Việt Nam cho đến nay số lượng di dân đến Hoa Kỳ từ các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan… tăng nhanh về số lượng. Đồng thời họ cũng đem theo tín ngưỡng của mình, chủ yếu là Phật giáo nguyên thuỷ du nhập vào Hoa Kỳ. Đa số các ngôi chùa theo dòng Phật giáo nguyên thủy đều mới được xây dựng, ngôn ngữ các tín đồ sử dụng là thường là tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, những tổ chức, đoàn thể dòng Phật giáo này cũng ngày càng sử dụng nhiều ngôn ngữ tiếng Anh trong các hoạt động tôn giáo của mình.
Thứ ba, dòng Phật giáo của những người gốc Hoa Kỳ cải đạo theo Phật giáo các hoạt động nghi thức thức tôn giáo chủ yếu của họ là tu hành thiền định, tín đồ vào khoảng 1,3 triệu người. Không giống như hai dòng Phật giáo nêu trên, tín đồ dòng Phật giáo này không sinh ra trong những gia đình đã thấm nhuần tư tưởng Phật giáo từ nhỏ; họ chủ yếu có cảm tình đối với Phật giáo và lựa chọn tu tập theo Phật giáo theo một cách hết sức tự nhiên và cảm tính. Đại đa số những người này đi theo những dòng tu Phật giáo truyền thống: một là tu hành theo Phật giáo Thiền (đặc biệt là Thiền tông Nhật Bản), hai là tu hành theo Phật giáo nguyên thủy; ba là tu hành theo Phật giáo Tây Tạng.
Thứ tư, những người Hoa Kỳ bản địa mới quy y Phật, hoạt động tôn giáo chủ yếu của họ là niệm Phật, số lượng vào khoảng 100 nghìn người.
Trong số bốn hệ phái Phật giáo chính nêu trên, dòng phật giáo thứ ba là đáng chú ý nhất, dòng Phật giáo này không chỉ có số lượng tín đồ đông đảo nhất mà có còn có tầm ảnh hưởng phổ biến nhất đến người dân Hoa Kỳ. Những người được gọi là “tín đồ Phật giáo tủ đầu giường” và những người chịu ảnh hưởng từ Phật giáo chủ yếu thông qua hoạt động Thiền để tiếp cận với Phật giáo. Tại Hoa Kỳ, giống như các quán ăn trưa bất cứ đâu ta cũng có thể bắt gặp chùa hoặc trung tâm Thiền theo dòng tu này.
4. Đặc điểm của Phật giáo Hoa Kỳ
Mặc dù Phật giáo tại Hoa Kỳ mới chỉ ra đời cách đây hơn 100 năm song bản thân Phật giáo Hoa Kỳ đã xuất hiện nhiều sắc thái riêng biệt không trộn lẫn với Phật giáo ở các quốc gia khác. Sự phát triển của Phật giáo Hoa Kỳ đã thoát ra khỏi đặc trưng tôn giáo di dân vốn có và xuất hiện độc lập như một tôn giáo chính thống tại xứ cờ hoa. Biểu hiện này ở chỗ, nó mang những đặc điểm không giống hoàn toàn với Phật giáo nguyên thủy Nguyên thủy, Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Tây Tạng. Mặt khác, Phật giáo Hoa Kỳ cũng không giống như Phật giáo truyền thống được truyền bá và kế tục mà là một hình thái Phật giáo mới được sinh ra tại Hoa Kỳ, mang những đặc điểm của xã hội Hoa Kỳ. Điều này được minh chứng ở các tính chất sau:
Tính bình đẳng dân chủ
Phật giáo Hoa Kỳ không có truyền thống lịch sử do đó không có truyền thống quy định giáo lý nghiêm khắc, đặc biệt Phật giáo Hoa Kỳ nhấn mạnh việc bình đẳng nam nữ. Trong phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Tây Tạng... chư tăng (nam giới) có vị trí tối cao, song trong tín đồ Phật giáo Hoa Kỳ, kể cả những người theo dòng Phật giáo Nguyên thủy hay Tây Tạng, giữa nam và nữ về cơ bản không có sự phân biệt đối xử, đều được tôn trọng như nhau, ví dụ như khi được nữ tín đồ hành lễ các chư tăng cũng phải hoàn lễ. Công tác giáo dục trong các đoàn thể Phật giáo Hoa Kỳ cũng do phụ nữ đảm nhiệm, chẳng hạn như Thiền Vipassana ra đời trong Phật giáo Nguyên thủy, tại Hoa Kỳ một nửa số đạo sư dạy thiền là nữ giới. Phong cách bình đẳng dân chủ này có thể gây ra xung đột phân định vị trí cao thấp giữa tăng và tục trong Phật giáo truyền thống thì ở Hoa Kỳ không xuất hiện điều này, nếu có thì cũng chỉ ở một mức độ nhất định. Các đoàn thể Phật giáo Hoa Kỳ có vị thế bình đẳng với các tổ chức tôn giáo khác.
Chú trọng Thiền Vipassana
Thiền Vipassana là một nghi thức hành lễ tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Hoa Kỳ. Thiền, Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Tây Tạng là ba phương thức Thiền Vipassana được lưu hành mạnh nhất tại quốc gia này. Trên thực tế không chỉ có Phật giáo mà nhiều cách thức tu tập khác như yoga cũng đề xướng thiền. Tại Hoa Kỳ, thiền đã trở thành một phương pháp tu hành quan trọng để giúp người ta tĩnh tâm, giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe và vượt qua cả giới hạn bó hẹp tôn giáo. Khá nhiều người Hoa Kỳ mặc dù không phải là tín đồ Phật giáo hàng ngày cũng vẫn thực hiện phương pháp thiền. Thậm chí ngay trong tầng lớp giáo sỹ tôn giáo khác, đặc biệt là một số nữ tu Thiên chúa giáo cũng có tình cảm đối với thiền và thiền đã trở thành một bộ phận trong những hoạt động hàng ngày của họ. Một số giáo đường ở Hoa Kỳ thậm chí còn tiến hành dạy thiền. Có thể nói, thiền là hình thức biểu hiện quan trọng nhất của Phật giáo Hoa Kỳ.
Gắn liền với đời sống xã hội
Phật giáo truyền thống nhấn mạnh xóa bỏ đau khổ về mặt ý nghĩa của sinh lão bệnh tử, song Phật giáo Hoa Kỳ lại hết sức nhấn mạnh tiêu trừ những đau khổ của xã hội, dùng từ bi để cảm thông cộng đồng. Nhiều thành viên của các tổ chức từ thiện Phật giáo dù không hiểu hết giáo lý Phật giáo, chỉ đơn giản là họ mong muốn phục vụ xã hội, đặc biệt tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như giúp đỡ, chia xẻ thức ăn, vật dụng... cho những người vô gia cư.
Tư nhân hóa tín ngưỡng
Người Hoa Kỳ bản địa hoàn toàn không sống trong môi trường văn hóa Phật giáo, sau này vì có cảm tình với Phật giáo mà trở thành Phật tử. Chính vì lý do trên, đại đa số tín đồ Phật giáo Hoa Kỳ đều có thái độ thiên về tình cảm lý tính đối với Phật giáo. Bên cạnh đó, Phật giáo không phải là nền văn hóa chủ yếu của phương Tây, những người Hoa Kỳ bản địa tiếp thu giáo lý, tư tưởng Phật giáo thường cũng có thái độ mở đối với các nền văn hóa truyền thống khác, thậm chí họ còn duy trì tiếp thu song song nhiều phong tục tín ngưỡng khác chứ không chỉ riêng Phật giáo. Vì vậy, tại Mỹ, Phật giáo có sức thu hút lớn với ngay cả người Do thái, khá nhiều người Hoa Kỳ gốc Do thái một mặt duy trì bảo tồn văn hóa truyền thống của mình mặt khác vẫn rất có thiện cảm trước Phật giáo, những người này còn được gọi là Phật tử Do thái (JUBU). Trong nội bộ Phật giáo, Phật tử Hoa Kỳ thường không duy trì theo một tông phái Phật giáo truyền thống nhất định, việc bỏ tông phái này theo tông phái khác là khá phổ biến. Ví dụ một tín đồ trước đó tu theo Phật giáo Nguyên thủy thì ngay lúc này lại có thể quy y theo Phật giáo Tây Tạng; hay như một giáo sĩ dạy Thiền có thể đồng thời tiếp nhận việc giảng đạo ở nhiều hệ phái Phật giáo khác nữa... Tín đồ di chuyển sang các trung tâm thiền khác nhau là điều không có gì lạ; trong nội bộ đoàn thể Phật giáo cũng tương đối cởi mở, linh hoạt, các vị sư cũng vui vẻ không lấy hiện tượng đó làm điều nặng nề.
Có thể nói Phật giáo Hoa Kỳ không có truyền thống lịch sử lâu đời, song lại có tốc độ thích ứng nhanh chóng với xã hội hiện đại. Tương tự như sự linh hoạt của Phật giáo nhập thế ở Đông Nam Á. Trong xã hội mới hiện nay, việc Phật giáo thích ứng và phát triển nhanh chóng ở Hoa Kỳ nói riêng và các nước phương Tây nói chung cho thấy, Phật giáo đã, đang và sẽ là tôn giáo tiếp tục chiếm được tình cảm của người dân ở khu vực các quốc gia phát triển. Điều đó một lần nữa cho thấy, Phật giáo, ngày càng trở thành tôn giáo phổ biến, được nhiều người trên thế giới tin theo./.
Hải Bằng - Phúc Nguyên (theo fjnet.com)