I/ THẾ NÀO LÀ UẨN?
Thuật từ Uẩn 蘊, ngữ nguyên Sanskrit là skandha, Pāli là khandha, Hán phiên âm, Tắc-kiện-đà 塞健陀, dịch là tích tụ, loại biệt, tức là năm loại khác nhau về các pháp hữu vi.
Từ skandha của Sanskrit Hán dịch là Uẩn, với ý nghĩa: tích tập. Theo A-tỳ-đạt ma Câu-xá luận[1], từ uẩn có ba ý nghĩa:
Y theo bản Sanskrit Câu-xá, Phẩm Phân biệt giới, luận nói : “rāśyāyadvāragotrārthāḥskandhāyatanadhātavaḥ/”[2]: Uẩn, xứ và giới, có nghĩa là tụ, sinh môn và chủng tộc. Như vậy theo ngài Thế Thân trong Câu-xá Skandha, có nghĩa là: tụ, tích tụ, tập hợp v.v..
Chúng ta có thể xem Kinh Tạp A-hàm, Đại Chánh Tạng Tân Tu, trang 15a, giải thích tường tụ về sắc Uẩn. Hay ở đây chúng ta có thể đọc đoạn Kinh Pāli như sau: “yaṃ kiñci bhikkhu rūpaṃ atītānāgatapaccuppannam ajhattaṃ vā bahiddhā vā oḷālikaṃ vā sukhumaṃ vā hiṇaṃ vā paṇitaṃ vā yaṃ dūre santike vā”[3]…: Những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoăc thô, hoặc vi tế, hoặc thấp kém, hoặc vi diệu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả được tổng họp làm một, và gọi đó là sắc uẩn.
Đại Tì-bà-sa Luận, định nghĩa Uẩn có bốn ý nghĩa :
“Uẩn có nghĩa là tụ 聚,
“ Uẩn có nghĩa là hiệp 合,
« Uẩn có nghĩa là tích 積,
« Uẩn có nghĩa là lược 略.” [4]
Vì từ Sanskrit ở đây là rāśi, với ý nghĩa là: đống, tụ, tích tụ…
Theo Biện Trung Biên[5], Uẩn có ba ý nghĩa:
Từ skandha của Sanskrit, còn được dịch là Ấm 陰, với ý nghĩa là che đậy, đôi khi skandha còn được dịch là Chúng 眾, hoặc cũng dịch là Tụ 聚 v.v..
II/ XỨ LÀ GÌ ?
Xứ 處, Sanskrit gọi là Āyatana, có nghĩa là, trụ xứ, lĩnh vực, cái nhà, chỗ trú ẩn, tòa ngồi, cái kho, đôi khi nó cũng được hiểu là quật trạch (hang ổ).
Từ Āyatana Hán văn dịch là xứ, nhập, có khi ghép cả hai thành nhập xứ.
Kinh nói: “cittacaitānām āyam utpattiṃ tanvantīty āyatanāni »[6] : Những gì khuếch trương sự xuất hiện, hay sinh khởi, của tâm và tâm sở, đó là xứ.”
Theo đây, āyatana, là phức hợp từ của āya+tanoti, trong đó āya (sự hiện đến) = utpatti (sự sinh khởi); tanoti: dàn trải, khuếch trương.
Ngài Thế Thân lại nói: “Cửa sinh xuất của tâm và tâm sở, là nghĩa của xứ. Theo ngữ nguyên, xứ là cái làm gia tăng sự sinh xuất của tâm và tâm sở. Nghĩa là, chúng khuếch trương” [7]. Khuếch trương ở đây nên hiểu là nó làm phát sinh tác dụng của tâm và tâm sở.
Các Luận sư Tỳ-bà-sa trình bày mười hai định nghĩa của xứ[8] như sau:
Các luận sư A-tỳ-đàm giải thích : “Danh sắc làm chỗ nương tựa, làm chỗ tạo lập của lục nhập”[9]. Hán phiên âm từ Āyatana là a-da-đát-na và dịch là nhập hay xứ. Hán dịch là nhập, vì sáu căn là chỗ để cho sáu trần tiếp xúc, thiệp nhập với nhau làm điều kiện cho sáu thức sinh khởi, nên Āyatana được các nhà Hán dịch là nhập. Và Hán dịch Āyatana là xứ, vì xứ là chỗ y cứ của sáu căn và chỗ sở duyên của sáu trần, nên gọi là xứ.
III/THẾ NÀO LÀ GIỚI ?
Giới 戒, từ Sanskrit là Dhātu, có nhiều nghĩa như tầng lầu, thành phần, yếu tố, yếu tố cơ bản của thân thể/ thế giới…, Theo Phật Thuật từ Dhātu có nhiều nghĩa : cõi (界), kim loại, từ căn (root), căn động từ, (kinh văn), thế giới, tánh, căn tánh, chủng tánh, xá lợi, Phật tánh, Pháp thân v.v… chữ Giới, được hiểu như là chủng tánh hay đặc tánh, mỗi giới có một đặc tánh tiêu biểu riêng của mình.
Ngài Thế Thân nói : « Gotrārtho dhātvarthaḥ / yathaikasmin parvate vahūnyayastā mrarupyasuvarṇādigotrāṇi dhātava ucyante evamekasminnaaśraye santāne vāṣṭādaśa gotrāṇi āṣṭādaśa dhātava ucyante / ākarāstatra gotrāṇyucyante / tai me cakṣurādayaḥ kasyākarāḥ / svasyā jāteḥ / sabhāgahetutvāt / asaṃskṛtaṃ tarhi na dhātuḥ syāt / cittacaittānāṃ tarhi jātivācako’yaṃ dhātuśabda ityapare / āṣṭādaśdharmāṇāṃ jātayaḥ svabhāvā aṣṭādaśa dhātava iti // »[10]
« Nghĩa của giới là chủng tộc (Hay tộc họ của Pháp). Cũng như ở một chỗ trong núi có nhiều họ của sắt, đồng, vàng, bạc các thứ, được gọi là giới; cũng vậy, trong một sở y hay trong chuỗi tương tục có mười tám chủng loại được gọi là mười tám giớí… Ở đây, chủng tộc được nên được hiểu là mỏ khoáng. Thế thì, con mắt các thứ là mỏ của cái gì? Của chủng loại cá biệt của nó. Vì là đồng loại nhân. Nếu vậy, vô vi không thể là giới. Nhưng, nó là mỏ khoáng của tâm và tâm sở. Theo thuyết khác, từ «giới» hàm nghĩa chủng loại. Chủng loại của mười tám pháp có tự thể riêng biệt, nên có mười tám giới. »
Chúng ta có thể dẫn thêm một đoạn khác của Câu-xá Phạn văn : « ākarās tatra gotrāṇy ucyate », Huyền Tráng dịch: «chủng tộc nghĩa là sinh bản 生本.», Chân Đế dịch là : «biệt nghĩa là bản.»
Kinh cũng nói: “ākarā iti prakṛtam, ākara”[11] : (mỏ khoáng chất), nghĩa là sản vật nguyên thủy. Từ Sanskrit prakṛta, trong các bản Hán thường đọc là prakṛti: nguyên sinh chất.
Y hai duyên mà thức phát sinh, tất cả mười tám giới đều là SỞ DUYÊN DUYÊN, và TĂNG THƯỢNG DUYÊN, cho thức cùng với các tương ưng của nó, vì vậy giới được hiểu là HẦM MỎ. Do bởi động từ Sanskrit a-kṛ: dồn lại, hợp thành, ākara (hầm mỏ) có nghĩa là nguồn gốc phát sinh.
Luận sư Tỳ-bà-sa giải thích, Giới có tám nghĩa như sau:
Y Theo Thanh Luận, dẫn bởi Đại Tỳ-bà-sa luận 71[13].Giới có ba nghĩa như vầy:
Như vậy, Uẩn – Xứ - Giới, đã được ngài Thế Thân trình bày rõ ràng ở trong Phẩm Phân Biệt Giới, thuộc A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, chúng ta có thể tìm đọc để hiểu rõ thêm về vấn đề Uẩn-Xứ-Giới. Còn bài viết này bản thân nó chỉ là một vài gợi ý nhỏ mà thôi.
[1] Câu-xá 1, Huyền Tráng, Đại 29.
[2] Cf. Kośa 1. Dhātunirdeśa.
[3] Cf. Pāli, S.iii., tr.105.
[4] Tỳ-bà-sa 74, tr.383c16.
[5] Biện Trung Biên Luận, quyển Trung, Đại 31.
[6]Sphut., tr.59.
[7] Kośa 1. Dhātunirdeśa. Cf. Câu-xá 1, Huyền Tráng, Đại 29.
[8] Tì-bà-sa 73, tr. 379a12.
[9] Pháp Uẩn Túc Luận 11, Đại 26, tr. 109.
[10] Kośa 1. Dhātunirdeśa.
[11] Sphut., tr.59.
[12] Cf. Tỳ-bà-sa 71, Đại 27.
[13] Ibid., tr. 367c – 368a.