CON ĐƯỜNG ĐẠO PHẬT ĐẾN VỚI VIỆT NAM
- Tác giả: Chùa Adida
- | Ngày đăng: 30/01/2021
- | Lượt xem: 105
Đạo Phật có mặt tại Việt Nam vào đầu công nguyên (TK I) dưới hình thức là 1 tín ngưỡng đơn sơ, do các tàu buôn người Ấn Độ mang vào trung tâm Luy Lâu – Giao Chỉ (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh).
Việt Nam thời đó có tên là Giao Chỉ, là vùng giao lưu giữa hai nền văn hóa Ấn Độ và Trung quốc, nhưng hồi đó nước ta theo văn hóa Ấn Độ. Từ thần thoại (như truyện cổ tích Tấm Cám), kỷ thuật canh nông, chiêm tinh, y thuật cho đến niên lịch. Sau này bị nhà Hán xâm chiếm dân ta mới tiếp thu những yếu tố văn hóa Trung Hoa.
Tín ngưỡng người Giao Chỉ vào thời ấy cho rằng ông Trời ở trên cao có thể nhìn thấy mọi thứ sẽ trừng phạt kẻ ác, giúp đỡ người hiền, dưới ông Trời là các vị thần khác như Sấm sét, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thần cây, Thần núi, ông Địa…v.v…
Khi 1 người chết đi thì linh hồn sẽ quanh quẩn trong nhà, gọi là Ma Xó bảo vệ các người thân trong nhà. Thầy Mo là người có thể liên lạc với Ma Xó (những hình ảnh này có khắc trên trống đồng, với Thầy Mo đội lông chim)
Người Giao Châu đi đánh cá, lặn nước hay bị con thuồng luồng (là loài cá dữ giống con rắn lớn) làm hại nên nghĩ ra cách vẽ trên người cho thuồng luồng sợ. Lâu dần họ tin rằng mình là dòng dõi Rồng tiên.
Dù thuộc nội Hán nhưng do ở xa nên văn minh Giao Châu (dân cạo tóc, vẽ mình) rất khác với văn minh Hán (đội mũ mang đai), và do giao thương nhiều với người Ấn nên vào thời đó chắc người Giao Châu dùng lịch Ấn Độ chứ không dùng lịch Hán.
![]()
Trong bối cảnh tín ngưỡng và văn hóa như vậy nên khi các tăng sĩ theo các thuyền buôn Ấn Độ mang đạo Phật đến, người Giao Chỉ tiếp nhận 1 cách dễ dàng và tự nhiên, một phần cũng do vào thời điểm đó người Giao Chỉ chưa có ai trở thành tín đồ cuồng nhiệt của Khổng-Lão. Tuy nhiên ban đầu nó cũng chỉ là 1 tín ngưỡng đơn sơ.
Đến nửa cuối TK II thì đạo Phật phát triển mạnh tại trung tâm Luy Lâu – Giao Châu, làm bàn đạp cho đạo Phật đi vào đất Hán hình thành nên 3 trung tâm Phật giáo lớn vào đời Hán là Luy Lâu (Giao Châu), Bành Thành (Hán) và trung tâm Lạc Dương (Kinh đô nhà Hán). Tuy nhiên chỉ tại trung tâm Luy Lâu mới có người bản xứ xuất gia, còn tại Bành Thành và Lạc Dương thì người xuất gia là người Ấn vì nhà Hán lúc đó chưa cho người bản xứ xuất gia.
Các nhà nghiên cứu đến nay chỉ mới thống nhất những lý do đã thành lập nên trung tâm Phật giáo tại Luy Lâu, còn Bành Thành và Lạc Dương họ vẫn chưa có ý kiến thống nhất đồng ý về các lý do đã hình thành nên hai trung tâm này.
Không như phần lớn chúng ta vẫn nghĩ đạo Phật từ Ấn Độ đến Trung Quốc rồi vào Việt Nam.
Khi đạo Phật mới bắt đầu xuất hiện ở Giang Đông (đất Ngô của Ngô Tôn Quyền thời Tam quốc) do thiền sư Khương Tăng Hội mang đến vào năm 255 thì ở thủ đô Luy Lâu của Giao Châu đã có tới hơn 20 ngôi bảo sát (chùa), độ hơn 500 vị tăng và dịch được hơn 15 cuốn kinh rồi…
Dựa vào những tài liệu sử sách kể trên ta có thể kết luận rằng đạo Phật từ Ấn Độ vào đất Giao Châu (Việt Nam) và phát triển phồn thịnh trước khi vào đất Hán (Trung quốc), chúng tôi sẽ nói sâu hơn về vấn đề này ở bài viết về thầy Khương Tăng Hội, vị thiền sư đầu tiên của Việt Nam.
caysala
Tư liệu tham khảo: – VietNam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang), Thiền Uyển Tập Anh ngữ lục, Thiền sư VietNam (Thích Thanh Từ) – Minh họa: caysala
Hình ảnh thêm về CON ĐƯỜNG ĐẠO PHẬT ĐẾN VỚI VIỆT NAM