Chiều tối 30 (hay 29), nấu nướng xong xuôi, vợ chồng con cháu tựu họp đủ mặt là bắt đầu dọn đồ cúng để làm lễ rước ông bà.
Bao nhiêu món ngon vật lạ bày ra: bàn thờ chính giữa một mâm (để cúng cửu huyền thất tổ), hai mâm cho hai bàn thờ nhỏ bên phải, bên trái (để cúng bà con bên nội bên ngoại), trên bàn nước kế bàn thờ lớn một mâm (để cúng đất đai); ngoài ra, trên bộ ván hay chõng tre bên trái hoặc bên phải bàn nước cũng có bày thêm một mâm nữa (để cúng các vong linh, vai ngang hay vai nhỏ hoặc bà con dòng họ mà không có thờ trên hai bàn thờ nhỏ), vị chi là năm mâm (ở phố chợ, thị thành nhà cửa chật hẹp thường ba mâm vì chỉ có bàn thờ ông bà). Nói là mâm chứ thường trên ba bàn thờ, các món ăn được bày lan tràn theo chỗ trống, vì đồ thờ nhiều, bàn chật không thể để mâm (có khi phải để chồng đồ ăn lên nhau vì thiếu chỗ!). Mỗi mâm cúng phải có một lư nhang, cặp chân đèn (không có thì úp ngược chén, lấy chai, lấy lon dùng tạm), ba chung nước, ba chung rượu, ba đôi đũa (riêng mâm cúng trên ván phải có cả bó đũa vì rước nhiều vong).
Bày biện xong, nhang đèn hương trần nghi ngút, gia chủ ra làm lễ rước ông bà. Theo Việt Cúc thuở xưa ở Gò Công (có thể ở nhiều tỉnh khác) lễ rước ông bà diễn ra như sau: “Con cháu đều khăn áo chỉnh tề, theo người gia trưởng đi trước, cầm hai cây mía lau, hoặc trúc, thẳng ra cửa ngõ. Bưng một cái khai hộp, có đèn nhang và trầu rượu, đứng khấn vái và kính thỉnh Tổ tiên nhân ngày Tết ngự về hâm hưởng tửu soạn của con cháu dâng lễ mừng xuân. Chốc lát người gia trưởng đi trở vào nhà, con cháu thứ tự theo sau, để khai nhang đèn lên giường thờ, thỉnh vong linh Tổ tiên an vị.
Rồi con cháu lớn nhỏ quỳ bái tạ và dựng hai cây gậy lau dựa hai bên bàn thờ, để cúng kỉnh ba bữa”8.
Còn theo phong tục trước 1945, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, đốt nến và bó nhang, đứng trước bàn nước có mâm cúng đất đai, quay mặt về bàn thờ lớn, hai tay kẹp chặt bó nhang mới đốt đưa lên ngang trán, xưng họ, tên, lý lịch, khấn nguyện đất đai viên trạch, xin phép rồi kính rước vong linh tổ tiên, ông bà, dòng họ về chung vui ăn Tết với gia đình. Đoạn gia chủ cắm nhang từng mâm, đầu tiên là mâm đất đai, bàn thờ chính, bên nội, bên ngoại, mâm trên ván, mỗi mâm xá ba xá rồi trở về chỗ cũ bái tạ bốn lạy ba xá.
Sau gia chủ, đến vợ và con cháu, lần lượt kính bái ra mắt tổ tiên với bốn lạy ba xá, khỏi đốt nhang, khỏi đi xá từng mâm cúng. Tiếp đến gia chủ châm rượu ở các mâm, châm ba tuần rượu, nhang gần tàn thì đổ các chung nước lạnh để châm trà. Đợi nhang tàn, gia chủ ra đại diện gia đình bái tạ bổn lạy ba lạy xong lễ rước ông bà. Tắt đèn, dọn thức ăn vén khéo, cả gia ( quây quần ăn uống vui vẻ.
Qua các ngày sau, cho đến khi cúng tất (cúng tiễn) mỗi ngày hai lần (thường vào sáng và chiều), gia chủ nhắc gia đình dọn cơm cúng đơn sơ hom lễ rước ông bà và nhang đèn được canh chừng đốt chong suốt ngậy.
Nếu nhà nghèo thì mùng bốn, nhà giàu mùng bảy cúng tất nghĩa là làm lễ đưa vong linh tổ tiên trở về cối khuất bóng. Từ 1945 đến nay, dân ở phố chợ sống với nghề công chức, quân nhân, lao động, thường cúng tất vào mùng ba để sáng mùng bốn bắt đầu đi làm và trở về cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên nếu mùng bốn nhằm vào ngày Chúa Nhật thì nhiều gia đình để ông bà ăn Tết với con cháu thêm một ngày nữa.
Bữa cúng tất cũng dọn năm mâm (hoặc ba mâm) như lễ rước, nghi thức tương tự, chỉ khác là có đốt giấy tiền vàng bạc, vải giấy đủ màu gọi là giấy đất để mong vong linh có tiền tiêu xài và vải vóc để may mặc ở cõi âm. Theo Việt Cúc trong bữa cúng tất tức lễ đưa ông bà: “Đến chiều mùng bốn, làm lễ tiễn, tức là kiếu ông bà. Người trong gia đình, đều khăn áo chỉnh tề, đứng trước giường thờ, đèn nhang nghi ngút, người gia trưởng phủ phục khấn vái, vi tiết xuân qua, lễ mãn, dâng lễ tiễn ông bà về nơi tiên cảnh. Rồi soạn thu hai gánh đồ vật đủ các thứ: bánh, dưa, trái cây và cầm hai cây gậy lau, người gia trưởng xách đèn đi trước, con cháu theo sau.
Ra khỏi cửa một đỗi, để gánh xuống, con cháu lớn nhỏ đều chắp tay xá bốn phương, tỏ ý đưa ông bà về cõi hạt. Lễ xong, bỉ hai cây gậy lau, gánh, xách bánh trái trở về nhà”9.
1. Dựng nêu:
a. Nguyên ủy: có hai gốc tích về cây nêu, chúng tôi thu nhặt và trình bày để quý độc giả tùy ý nhận xét:
Thuở xa xưa, ma quỷ lộng hành nhất là vào dịp Tết, muôn dân đồ thán nên kêu cứu ơn trên, đức Phật giáng thế trị tội. Ma quỷ van tha và xin chừa không quấy nhiễu đất Phật. Bọn chúng hỏi dấu hiệu của Phật để tránh xa, đức Phật phán nơi nào có phướn, có chuông, có khánh và có rắc vôi trắng là đất Phật. Từ đó, Tết đến các chùa trồng nêu trên treo phướn giấy, khánh sành và rắc vôi bột vẽ cung tên để đuổi tà ma. Dần dần dân chúng bắt chước thành tục trồng nêu và rắc vôi mỗi tư gia, mong muốn sự yên lành trong cửa nhà vào những ngày đầu năm.
Sự tích thứ hai kể rằng ngày xưa có cuộc tranh luận giữa một bà tiên với con yêu, sau cùng đôi bên so tài cao thấp bằng một cuộc chạy đua thật xa. Bà tiên khôn khéo cắm trước các cành tre đến mức tháng, rồi bà theo dấu cành tre mà chạy không lạc lối nên tháng cuộc; con yêu thua và tỏ vẻ sợ các cành tre. Noi theo sự tích này, trong dịp Tết Nguyên Đán, mỗi gia đình trồng một cây nêu ngoài sân, ý như nhác yêu quái hãy tránh xa chỗ có tiên giáng trần.
a. Cách thể hiện: miền Bắc dựng nêu sớm và ưa rắc vôi bột; trong khi dân miền Nam dựng nêu vào lúc sắp giao thừa và gồm có: một cây tre (hay trúc già) chừa ngọn, một lá bùa bát quái, ba lá trầu, ba miếng cau (tươi hay khô), không có phướn, không treo khánh và không rắc vôi quanh tư gia (ngoại trừ ở chùa mới có phướn, khánh và rắc vôi; hiện nay nhiều nhà có rắc vôi theo phép vệ sinh khử uế hơn là theo tục lệ). Ngoài ra trước 1945, ở miền Nam, trên cây nêu nhiều nhà có treo hình con cá chép bằng giấy theo gốc tích và ý nghĩa sau:
Theo huyền thoại, thuở xưa, vùng rừng núi tỉnh Tứ Xuyên bên Tàu có một cái đầm lớn. Hằng năm đến mùa nước lụt, cá chép tụ họp đông đủ để thi vượt Vũ Môn, có ba cấp. Con nào qua được đủ ba cấp sẽ biến thành rồng. Do đó cá chép được mọi người coi là vua của loài cá nước ngọt và tượng trưng cho tinh thần tranh đấu để cầu tiến; treo con cá chép vào nếu là để tán tụng tinh thần nhằm mục đích giáo dục.